Bạn đang băn khoăn lựa chọn công ty dịch thuật tiếng Nhật tại Hải Phòng? Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp tại Hải Phòng đang ngày càng phát triển và hội nhập cùng các đối tác đến từ Nhật Bản. Chính vì vậy, nhu cầu dịch thuật tiếng Nhật tại Hải Phòng ngày càng [...]
Biên dịch game là gì? Dịch vụ chuyên nghiệp tại Tomato Media
Những năm gần đây, ngành công nghiệp game đang có xu hướng ngày càng phát triển. Bất cứ game nào nếu muốn tồn tại và phát triển tại thị trường đều phải đáp ứng được thị hiếu của game thủ. Trong đó, việc biên dịch game rất quan trọng giúp game phát triển mạnh mẽ ở thị trường quốc tế. Tìm hiểu ngay dịch vụ biên dịch game chuyên nghiệp tại Tomato Media.
Đăng ký dịch vụ biên dịch game
Hãy mô tả nhu cầu dịch thuật của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm với bạn.
NỘI DUNG (CONTENT)
Biên dịch game là gì?
Biên dịch game là quá trình chuyển tải nội dung game, kỹ thuật chơi, các chức năng, nhiệm vụ, tình huống,…của game từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác nhất. Người biên dịch game nếu chỉ giỏi về ngôn ngữ mà không biết chơi game thì cũng không thể đảm bảo dịch tốt được nội dung và các kỹ thuật có trong game. Do đó, người biên dịch game bắt buộc phải là người có trải nghiệm, biết chơi game và dĩ nhiên là phải giỏi về ngôn ngữ. Nội dung của game được dịch chuẩn xác đóng góp trên 50% thành công của trò chơi.
Biên dịch game đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người chơi game, cụ thể như:
- Giúp người chơi dễ dàng nắm bắt được cốt truyện và cách chơi game
- Giúp các Công ty công nghệ đưa game của mình ra thị trường trên toàn thế giới và tăng thu nhập từ game
Các nội dung cần biên dịch trong game PC, game mobile app
1. Ngôn ngữ nhân vật trong game
Nhân vật trong game đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm nên một game hay. Game cần sở hữu nhiều nhân vật đa dạng, với những cá tính, phong cách khác biệt. Khi biên dịch game thì cần đảm bảo dịch những nội dung liên quan đến nhân vật như:
- Mô tả về nhân vật: mô tả tính cách, cấp độ nhân vật, trình độ của các nhân vật trong game.
- Lời thoại của nhân vật trong game: Dịch đúng lời thoại rất quan trọng. Điều này giúp người chơi hiểu được bối cảnh giao tiếp trong game.
- Vũ khí, trang bị cho nhân vật
- Hướng dẫn sử dụng vũ khí
- Mô tả địa điểm, khu vực
2. Thuật ngữ công nghệ thông tin dành cho game
Game là một phần mềm giải trí. Do đó, ngoài những câu chuyện trong game thì ngôn ngữ game còn chứa nhiều thuật ngữ công nghệ thông tin, đặc biệt là ở phần backend tool (công cụ quản lý game)
- Máy chủ
- Đồng bộ hóa, API
- Alpha test
- Open beta test…
Khi biên dịch game thì không thể bỏ qua những thuật ngữ công nghệ thông tin trong game.
Biên dịch game dựa theo loại game cần chuyển ngữ
Hiện dịch vụ biên dịch game sẽ dựa theo loại game cần dịch đa nền tảng từ máy tính cho tới di động, từ game online cho game offline:
1. Game hành động
Game hành động là một loại game rộng lớn trong đó người chơi sẽ điều khiển nhân vật chính giữa màn hình và vượt qua những thử thách trong game đề ra. Có thể phân biệt loại game hành động thành những thể loại sau:
- Game nền tảng: Mario Bros
- Game bắn súng: Counter Strike, Call of Duty,…
- Game võ thuật, đối kháng: Mortal Kombat (Rồng đen), Street Fighter hay Samurai Shodown,..
- Game chặt chém, đấu võ: God of War, Devil May Cry
- Game sinh tồn: Stranded Deep, Ark Survival Evolved,…
2. Game hành động phiêu lưu
Game hành động phiêu lưu chính là sự kết hợp giữa yếu tố hành động, phiêu lưu giúp cho người cho có thể tham gia khám phá những bí mật trong game. Đồng thời người chơi có thể thu thập các vật phẩm để sống sót hay tăng khả năng cho nhân vật chính. Các thể loại phụ của dòng game này phải kể đến:
- Game kinh dị, sinh tồn: Resident Evil, Amnesia: The Dark Descent
- Metroidvania (game có nền đồ họa 2D cùng với bản đồ rộng lớn, nhân vật phong phú): Ori and the Blind Forest, Iconoclasts…
3. Game phiêu lưu
Game phiêu lưu là những game đưa người chơi vào khám phá cốt truyện, thế giới do nhà phát triển tạo ra. Game khiến người chơi được đắm chìm trong những cuộc phiêu lưu kì thú của thế giới game. Một số game thuộc của dòng này đó là:
- Game tương tác: Planetfall, Spider and Web
- Trò chơi phiêu lưu đồ họa: Snatcher (Konami), Spycraft: The Great Game (Activision), Shadow of Memories (Konami)
- Tiểu thuyết hình ảnh: Phoenix Wright, Danganronpa
- Game tương tác: Planetfall, Spider and Web.
4. Game nhập vai
Game nhập vai là một trong những thể loại game giết thời gian của người chơi nhiều nhất. Để sở hữu những thông số khủng ở trong game thì người chơi phải bỏ ra nhiều thời gian đi tăng Level khi đánh quái, boss hay tìm kiếm những vật phẩm hiếm bằng cách vượt qua những nhiệm vụ, trùm trong game. Một số thể loại của game nhập vai đó là:
- Hành động nhập vai: Diablo, Torchlight.
- Nhập vai trực tuyến RPG: Thiên Long Bát Bộ, MU Online, Võ Lâm Truyền Kỳ.
- Nhập vai chiến lược; Fallout Tactics: Brotherhood of Steel, Warhamer 40,000
- Nhập vai thế giới mở: Minecraft
- Nhập vai nhóm theo lượt: Might and Magic
5. Game mô phỏng
Game mô phỏng được đánh giá là loại game hay và mang tính gây “nghiện” bởi tính thực tế và đáng yêu. Game mô phỏng ra đời giúp người chơi có thể thử làm một điều gì đó thú vị không giống cuộc sống đời thường của mình như làm một người trưởng thành, lái máy bay, ô tô hoặc quản lý cả một thành phố. Trong đó, thể loại game này được phân thành các nhóm nhỏ sau:
- Game mô phỏng xây dựng và quản lý: SimCity, Roller Coaster Tycoon
- Game mô phỏng đời sống: The Sims
- Game mô phỏng phương tiện: Truck Simulation, Flight Simulation
6. Game chiến thuật
Game chiến thuật là một trong những loại game khá phổ biến hiện nay được giới trẻ quan tâm. Để chơi được game chiến thuật, yêu cầu người chơi phải có khả năng phán đoán, quan sát và tính toán một cách hợp lý nhất. Game chiến thuật giúp cho người chơi tăng khả năng tư duy sắc bén và nhanh nhạy. Một số nhánh của dòng game này đó là:
- Chiến thuật 4X: Sid Meier’s Civilization
- Chiến thuật pháo binh: bắn tăng huyền thoại (Battle City) trên hệ máy NES hay trò bắn sâu nổi tiếng một thời (Worm) trên máy tính.
- Chiến thuật thời gian thực: Age of Empires, Red Alert
- ……
7. Game thể thao
Game thể thao thường là những game khai thác những đề tài về thể thao như bóng đá, đua xe, võ thuật… Đây là một trong những loại game lành mạnh mà chúng ta nên giải trí thay vì chơi những tựa game gây nghiện hay ám ảnh như game kinh dị, bắn súng, thế giới mở. Game thể thao thường được phân loại thành những nhóm sau:
- Đua xe: F1, Forza
- Game phối hợp đồng đội: FIFA, PES, Madden NFL, NBA2K
- Thể thao điện tử: Overwatch, Team Fortress
- Đấu võ: Fight Night Round, WWE 2K
8. Game giải đố
Game giải đố là một trong những thể loại game được nhiều người ưa chuộng. Bởi nó giết thời gian và khá gây nghiện bởi luật chơi đơn giản nhưng lại khiến người chơi gian nan tìm hiểu những câu đố thú vị để tìm ra đáp án. Loại game này còn giúp bạn rèn luyện trí não cực tốt, tăng khả năng hiểu biết cho người chơi. Với thể loại này có thể chia thành những game nhỏ như:
- Game tư duy: Tetris, Bejeweled
- Câu đố
Khó khăn trong nghề biên dịch game
Không giống như các tài liệu thông thường, để biên dịch game, người dịch không chỉ cần thông thạo ngôn ngữ mà còn phải có những hiểu biết nhất định về game. Do đó nghề biên dịch viên cũng gặp không ít khó khăn như:
- Ngôn ngữ trong game thường rất phong phú, chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên ngành phức tạp. Nếu bạn không am hiểu về game thì rất khó để dịch sát nghĩa, dễ xảy ra sai sót để lại hậu quả khôn lường.
- Trong biên dịch game, chỉ cần đủ chứ không được thừa. Nội dung trong game phải dịch một cách cẩn thận, chi tiết và phải đảm bảo căn chỉnh đúng để giữ nguyên giao diện ban đầu. Tránh tình trạng chữ to chữ tràn ra ngoài, hay chữ nhỏ không tương thích, làm xấu giao diện, ảnh hưởng đến trải nghiệm người chơi.
- Không chỉ dịch ngôn từ thôi mà các biên dịch viên còn phải sáng tạo thêm nữa. Chuyển đổi ngôn ngữ câu từ cần phải phù hợp với ngữ cảnh trong game, mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa, thông điệp vốn có. Đôi khi phải giữ lại nguyên từ gốc để đảm bảo ý nghĩa như tên kỹ năng, tên vùng đất,…
- Sau khi dịch thuật, người dịch cần phải trải nghiệm sản phẩm để xem mức độ tương thích của bản dịch.
Biên dịch game và bản địa hóa không phải là một
Nhiều người vẫn cho rằng biên dịch game và bản địa hóa là một. Tuy chúng có phần tương đồng nhưng đây lại là hai khái niệm khác nhau. Chúng ta có thể phân biệt biên dịch game và bản địa hóa game cơ bản như sau:
- Biên dịch game: Chuyển đổi ngôn ngữ tất cả các nội dung trong game từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích, giữ lại tất cả văn hóa của ngôn ngữ gốc.
- Bản địa hóa: Cũng là chuyển ngữ như biên dịch nhưng bản địa hóa game không đơn thuần chỉ là dịch từ ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác mà nó còn là điều chỉnh câu thoại, kịch bản, địa danh,… làm cho ngôn ngữ của trò chơi mang đủ tính địa phương. Điều này khiến người dùng cảm thấy đây như là ngôn ngữ mẹ đẻ của game.
Như vậy, để quyết định một game chỉ cần biên dịch hay bản địa hóa cần phải xem xét một số yếu tố như:
- Sự phù hợp văn hóa của 2 ngôn ngữ?
- Mục đích của công ty sản xuất game? Chỉ cần biên dịch cho người chơi hiểu được nội dung game? Hay bản địa hóa tất cả liên quan đến văn hóa của ngôn ngữ gốc trong game?
- Xem xét tùy mỗi game. Có nhiều game chỉ biên dịch vẫn hiểu được nhưng có nhiều game bắt buộc phải bản địa hóa thì người chơi mới hiểu được game.
Bạn cần một biên dịch viên chất lượng cho dự án dịch game của mình? Hãy để Tomato giúp bạn!
Tomato Media là công ty dịch thuật cung cấp dịch vụ dịch thuật game cũng như biên dịch game uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi sở hữu đội ngũ biên dịch đông đảo và chuyên nghiệp về lĩnh vực game. Do đó, họ luôn cập nhật được xu hướng sử dụng ngôn ngữ mới nhất, cá tính, độc đáo nhất trong các game và các diễn đàn game. Chúng tôi luôn được khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ bởi những ưu điểm sau:
- Biên dịch đa dạng các loại game với hơn 50 cặp ngôn ngữ
- Quy trình làm việc đạt chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 về chất lượng
- Dịch thuật game chuyên nghiệp và chuẩn xác
- Hoàn thành bản dịch đúng hạn
- Cam kết bảo hành bản dịch
- Cam kết bảo mật thông tin sản phẩm cũng như thông tin khách hàng
- Hỗ trợ người chơi dễ dàng tiếp cận trò chơi
Bạn cần biên dịch game chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Tomato Media:
- Văn phòng Hà Nội: Phòng 504, tòa nhà Kinh Đô, 292 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh tại Thái Lan: 362 Krungthep, Nonthaburi 2, Bangkok, Thailand
- Chi nhánh Indonesia: 12th Floor, Wisma 46 Tower, Karet Tengsin, Jakarta, Indonesia
- Hotline: 0938 596 333
- Email: info@tomatomediavn.com
Những câu hỏi thường gặp về biên dịch game
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về biên dịch game mà chúng tôi tổng hợp:
Mất bao lâu để biên dịch 1 game?
Đây là một câu hỏi quá chung chung. Thực tế, công ty dịch thuật chưa thể thông báo chính xác thời gian hoàn thiện bản dịch nếu khách hàng không đưa ra được cụ thể thông tin game, bao gồm:
- Số lượng ngôn ngữ cần được dịch;
- Số lượng chữ trong game;
- Nội dung và hình thức trình bày trong game…
Đơn vị dịch thuật sẽ dựa trên các yếu tố này kết hợp với trình độ chuyên môn của biên dịch viên, tốc độ chuyển ngữ, quá trình hiệu đính và kiểm tra, từ đó đưa ra dự báo thời gian chính xác cho việc hoàn thành dự án dịch game.
Thông thường, một biên dịch viên chuyên nghiệp sẽ có tốc độ dịch 2,500 – 3,000 từ/ngày. Bạn có thể xem xét tham khảo số liệu này cùng số lượng chữ trong game nếu muốn ước lượng trước thời gian biên dịch game. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết được thời gian dịch 1 game bao lâu vẫn là nhận tham vấn từ công ty dịch thuật.
Loại game nào khó biên dịch tiếng Việt nhất?
Theo thông tin từ một số biên dịch viên, các dạng game có bối cảnh và đề tài về Tam Quốc thường dễ dịch nhất. Bởi đây là đề tài khá quen thuộc với đại đa số game thủ và người dân Việt cũng như nội dung câu từ không quá trừu tượng.
Ngược lại, các game có đề tài khoa học viễn tưởng hay lấy bối cảnh châu Âu hoặc văn hóa cổ của phương Tây thường khá khó dịch. Vì sự không quen thuộc về văn hóa, đồng thời một số game Trung lấy bối cảnh này thì hầu như tên địa danh, nhân vật đều bị đổi sang tiếng Trung nên khó tìm lại được từ ngữ chính xác.
Những thử thách lớn nhất khi biên dịch game là gì?
Nếu nói về những cái khó nhất trong biên dịch game, các biên dịch viên sẽ đưa ra một vài điều sau đây:
- Game có quá nhiều tiếng lóng, tiếng địa phương, tên kỹ năng, tên vùng đất không có nghĩa trong ngôn ngữ đích;
- Game có quá nhiều từ ngữ chuyên ngành, từ ngữ mới được sáng tạo ra bởi người biên kịch game;
- Phải đảm bảo được những câu chữ, câu lệnh, tên nhân vật, tên địa danh, tên kỹ năng… khi được dịch phải “thân thiện” với game thủ sử dụng ngôn ngữ đích. Không phải kỹ năng nào cũng nên được chuyển ngữ, một số kỹ năng sẽ được giữ nguyên ngôn ngữ gốc hoặc được biên dịch viên sáng tạo mới để người chơi dễ hiểu hơn…
Quy trình biên dịch game thường bao nhiêu bước?
Sau khi nhận được đầy đủ thông tin từ khách hàng, đưa ra chi phí, thống nhất báo giá và ký hợp đồng, quá trình biên dịch tiếp theo sẽ diễn ra theo 7 bước cơ bản sau:
- Phân tích nội dung của game;
- Lên kế hoạch và phân chia nhiệm vụ biên dịch game;
- Tiến hành dịch game;
- Hiệu đính bản dịch game;
- Kiểm tra bản dịch game;
- Bàn giao bản dịch của game;
- Thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu (nếu có) và kết thúc quy trình dịch thuật.
Chi phí biên dịch game là bao nhiêu?
Tương tự như câu hỏi thời gian biên dịch game ở trên, chi phí dịch thuật game thường không có một con số cụ thể. Bởi để đưa ra được bảng giá biên dịch game, đơn vị dịch thuật thường sẽ phải có đầy đủ các thông tin sau:
- Ngôn ngữ hoặc số lượng ngôn ngữ cần được dịch là gì?;
- Số lượng chữ và nội dung của game;
- Định dạng văn bản gốc;
- Thời gian khách hàng muốn bản dịch game được hoàn thành. Nếu khách hàng yêu cầu thời hạn bàn giao ngắn, có khả năng số lượng biên dịch viên tham gia sẽ được tăng thêm khiến báo giá cũng cao hơn.
Cần nhận báo giá nhanh và chính xác, vui lòng liên hệ cho Tomato thông qua Hotline/Zalo 0938 596 333, chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến bảng giá tốt nhất dành cho bạn.
Người dịch có cần phải chơi game khi biên dịch không?
Biên dịch viên không hẳn sẽ chơi game trong quá trình dịch thuật nhưng họ cần phải có được các yêu cầu cơ bản sau:
- Yêu thích chơi game;
- Am hiểu kiến thức về một hoặc nhiều thể loại game khác nhau;
- Giỏi kỹ năng đọc – viết ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích…;
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng…
Dịch vụ biên dịch game tại Tomato có ký kết hợp đồng?
Có, tất cả các dự án biên dịch game do công ty Tomato thực hiện đều có ký kết hợp đồng minh bạch, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
Bài viết trên hy vọng đã mang đến bạn nhiều thông tin hữu ích về biên dịch game. Công việc này cần phải đảm bảo đầy đủ và chính xác về nội dung trong game. Nếu có nhu cầu dịch vụ biên dịch game chất lượng thì hãy liên hệ ngay với Tomato Media. Chúng tôi cam kết mang đến bạn những sản phẩm nhanh chóng, chất lượng với chi phí phù hợp nhất.
Lời hứa về chất lượng
Tomato Media đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao, nhất quán trong tất cả các cam kết với khách hàng. Các nhân viên của chúng tôi tuân theo các quy trình kinh doanh được thiết lập tốt để chúng tôi có thể giao tiếp rõ ràng, giao hàng đúng thời gian và vượt qua sự mong đợi của khách hàng.
Công ty Tomato Media – Dịch vụ biên dịch game uy tín
Địa chỉ:
- Trụ sở chính Hà Nội: Phòng 504, tòa nhà Kinh Đô, 292 Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Chi nhánh tại Bangkok: 362 Krungthep, Nonthaburi 2, Bangkok, Thailand
- Chi nhánh tại Jakarta: 12th Floor, Wisma 46 Tower, Karet Tengsin, Jakarta, Indonesia
Website: tomatotranslation.com
Email: info@tomatomediavn.com
Hotline: 0938 596 333