Bạn đang cần tìm địa chỉ văn phòng công chứng quận Hoàng Mai đáp ứng các tiêu chí: Thời gian công chứng nhanh chóng để hoàn thành hồ sơ kịp thời Văn phòng công chứng đảm bảo tính pháp lý, hoạt động hợp pháp Thái độ phục vụ dễ chịu, hài lòng Giá cả hợp [...]
Dịch thuật ở Sở Tư Pháp TP HCM, Hà Nội và những điều bạn nên biết
Bạn đang cần dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp các loại giấy tờ, tài liệu? Bạn thắc mắc không biết có thể dịch thuật ở Sở Tư Pháp TP HCM, Hà Nội không? Hãy theo dõi ngay bài viết sau của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Đăng ký dịch thuật công chứng Tư pháp nhanh chóng
Hãy mô tả nhu cầu dịch thuật của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm với bạn.
NỘI DUNG (CONTENT)
Có thể dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp không?
Sở Tư Pháp là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, pháp chế,… Do đó, bạn hoàn toàn có thể dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp.
Tuy nhiên, bạn sẽ không đến trực tiếp trụ sở của Sở Tư Pháp để thực hiện dịch thuật công chứng mà cần phải đến các công ty dịch thuật công chứng hoặc các phòng công chứng dịch thuật trực thuộc Sở. Đây là những đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư Pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Phòng công chứng thực hiện nhiệm vụ công chứng và dịch thuật công chứng các hợp đồng theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác bao gồm:
- Các hợp đồng giao dịch
- Hợp đồng mua bán, thế chấp bất động sản, di chúc
- Văn bản khai nhận di sản
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
- Văn bản từ chối nhận di sản,…
Tại TP HCM, bạn có thể đến thực hiện dịch thuật công chứng tại các phòng công chứng từ số 1 đến số 7 trực thuộc Sở Tư Pháp TP HCM. Còn tại Hà Nội, bạn có thể thực hiện tại phòng công chứng từ số 1 đến số 10 trực thuộc Sở Tư Pháp Hà Nội.
Vậy có thể dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp không? Câu trả lời là có nhưng bạn không thể thực hiện trực tiếp tại trụ Sở Tư Pháp mà phải đến các phòng công chứng trực thuộc sở.
Khi nào bạn cần dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp?
Theo quy định của Luật công chứng 2014, dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp hay các tổ chức dịch thuật khác như Văn phòng Công chứng hay Công ty Dịch thuật đều có giá trị pháp lý ngang nhau. Tuy nhiên nếu giấy tờ hồ sơ của bạn được bên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bắt buộc là cần phải công chứng Tư Pháp tại Sở Tư Pháp thì mới cần công chứng tại sở Tư Pháp.
Do đó, khi bạn nhận được yêu cầu dịch thuật công chứng thì bạn có thể hỏi rõ đơn vị nhận hồ sơ là có cần công chứng tư pháp không. Nếu họ yêu cầu phải công chứng tư pháp thì bạn cần đến Sở Tư pháp. Còn nếu không thì bạn có thể dịch thuật công chứng tư nhân sẽ nhanh chóng hơn.
Xem thêm:
- Dịch công chứng Tư pháp nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ này
- Bản dịch thuật công chứng Tư nhân và Tư pháp cùng xem chi tiết
Thời gian dịch thuật công chứng Sở Tư Pháp Hà Nội, TPHCM khoảng bao lâu?
Thời gian trả kết quả hồ sơ dịch thuật công chứng sở tư pháp Hà Nội, TPHCM sẽ phụ thuộc vào độ dài, độ khó của tài liệu cũng như ngôn ngữ dịch thuật.
- Với các loại tài liệu chỉ 1-2 tờ với nội dung đơn giản thì thời gian dịch thuật công chứng sẽ mất khoảng 2-3 ngày hoặc hơn để hoàn thành.
- Với loại tài liệu dài, nhiều trang, nội dung khó thì thời gian hoàn thành có thể lên đến 2-3 tuần hoặc hơn nữa.
Thời gian dịch thuật công chứng Sở Tư Pháp thường sẽ lâu hơn so với các Văn phòng công chứng tư nhân hay Công ty Dịch Thuật. Bởi Sở Tư Pháp ký hợp đồng với các Cộng tác viên dịch thuật ở bên ngoài chứ không có đội ngũ dịch thuật viên chính thức làm việc tại trụ sở. Khi nào cần dịch thuật thì Sở tư pháp sẽ liên hệ với các cộng tác viên để dịch thuật tài liệu theo yêu cầu của khách hàng.
Dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp TPHCM, Hà Nội cần những giấy tờ gì?
Thông thường, khi đi dịch thuật công chứng Sở Tư Pháp TPHCM, Hà Nội cũng như các đơn vị công chứng khác, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:
- Bản gốc các loại giấy tờ, tài liệu
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giấy tờ cần dịch thuật công chứng mà pháp luật quy định phải có
- Bản dịch cũ (nếu có) để đảm bảo tính thống nhất của các bản dịch
Để quá trình dịch thuật công chứng giấy tờ của bạn được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên liên hệ trước với công chứng viên để được tư vấn.
Quy trình, thủ tục công chứng tại Sở Tư Pháp
Việc công chứng tại Sở Tư Pháp cần phải đảm quy trình, thủ tục công chứng theo quy định của Pháp luật. Quy trình công chứng tại Sở Tư Pháp sẽ bao gồm 5 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ. Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư Pháp trong giờ làm việc được quy định.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận tiến hành tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Công chứng viên kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ, hợp pháp thì sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung hồ sơ. Còn với trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ kèm theo soạn thảo văn bản từ chối hồ sơ nếu người yêu cầu công chứng yêu cầu.
- Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản hợp đồng. Hai bên kiểm tra và thống nhất với văn bản thì người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và tiến hành thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại.
- Bước 4: Ký chứng nhận. Công chứng viên đối chiếu bản chính của các giấy tờ theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang hợp đồng và chuyển qua bộ phận thu phí.
- Bước 5: Trả kết quả công chứng cho khách hàng. Bộ phận thu phí của đơn vị công chứng hoàn tất việc thu phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định. Sau đó đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
Tip để công chứng dịch thuật ở tư pháp TP HCM, Hà Nội nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
Việc dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp TPHCM thường lâu hơn so với văn phòng tư nhân bởi quy trình làm việc tại đây cần qua các công đoạn hành chính. Thêm vào đó, không có dịch thuật viên chính thức mà phải liên hệ với các cộng tác viên dịch thuật nên thời gian dịch thuật cũng lâu hơn rất nhiều.
Do đó, để công chứng dịch thuật nhanh chóng và tiết kiệm thời gian thì bạn có thể lựa chọn công chứng tại các văn phòng công chứng tư nhân hoặc các văn phòng, công ty dịch thuật chuyên nghiệp. Do những tổ chức này đều đã được cấp quyền từ Sở Tư Pháp nên các bản dịch thuật công chứng đều đảm bảo giá trị pháp lý.
Công chứng dịch thuật qua các văn phòng, công ty dịch thuật
Hiện này, các công ty dịch thuật chuyên nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Đây chính là sự lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu dịch thuật công chứng. Hãy cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của công ty dịch thuật so với Sở Tư Pháp:
Ưu điểm:
- Đội ngũ dịch thuật viên chuyên nghiệp, có chuyên môn dịch thuật cao
- Quy trình dịch thuật rõ ràng
- Đảm bảo chất lượng bản dịch
- Thời gian dịch thuật công chứng nhanh hơn Sở Tư Pháp
- Làm việc ngoài giờ, đáp ứng mọi nhu cầu dịch thuật
Dịch thuật công chứng tại văn phòng công chứng tư nhân
So với việc giao dịch tại các cơ quan nhà nước thì nhiều người lựa chọn các văn phòng tư nhân. Việc dịch thuật công chứng cũng vậy. So với Sở Tư Pháp – một cơ quan hành chính nhà nước thì việc lựa chọn dịch thuật công chứng tại văn phòng công chứng tư nhân sẽ có ưu điểm hơn như tư vấn kỹ càng và đặc biệt thời gian dịch thuật nhanh chóng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, văn phòng tư nhân luôn làm việc với phong cách chuyên nghiệp, linh hoạt trong giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, nếu cần công chứng Tư pháp thì vẫn phải qua Sở Tư Pháp để công chứng. Và việc thực hiện 2 bước như vậy thì chi phí có thể cao hơn so với công chứng trực tiếp tại Sở Tư Pháp.
Địa chỉ Sở Tư Pháp tại Hà Nội, TPHCM và các phòng công chứng tư pháp
Dưới đây sẽ là địa chỉ Sở Tư Pháp Hà Nội, TP HCM và các phòng công chứng trực thuộc được cập nhật chính xác từ website của Sở Tư Pháp. Hãy lưu lại những địa chỉ này ngay để có lúc bạn cần đến.
Địa chỉ Phòng công chứng tư pháp tại Thành phố Hà Nội
Sở Tư Pháp Hà Nội:
- Địa chỉ: 221 Trần Phú, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Điện thoại: 024.33120878; Fax: 024. 33546157
- Website: www.sotuphap.hanoi.gov.vn
➤ ➤ Các phòng công chứng trực thuộc Sở Tư Pháp Hà Nội:
Phòng công chứng số 1 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: 310 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 043. 9761 741;
Phòng công chứng số 2 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: số 654 Nguyễn Văn Cừ, P. Gia Thụy, Q. Long Biên, Hà Nội.
- Điện thoại: 02438778321.
- Email: pccs2_sotp@hanoi.gov.vn.
Phòng công chứng số 3 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: Lô D11, khu đô thị mới P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: (chưa cập nhật tại www.sotuphap.hanoi.gov.vn)
Phòng công chứng số 4 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: N4D Đường Lê Văn Lương, Khu Đô thị Trung Hòa, P. Nhân Chính, Hà Nội
- Điện thoại: 02435565027
Phòng công chứng số 5 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: Đường 2 xã Phù Lỗ, H. Sóc Sơn, Hà Nội
- Điện thoại: 024 38848555
Phòng công chứng số 6 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ:18 phố Kim Đồng, P. Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
- Số điện thoại: 0243 664 7858
Phòng công chứng số 7 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: 23 ngõ 19 phố Văn Phú, p. Phú La, Q. Hà Đông, Hà Nội.
- Điện thoại: 02433.824.043
- Website: congchung7.vn ; congchung7.com
Phòng công chứng số 8 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: đường La Thành, P. Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội.
- Điện thoại: 02433.832.160.
- Email: vp.congchung.so8hn@gmail.com
Phòng công chứng số 9 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội
- Điện thoại: 024 35250323
Phòng công chứng số 10 TP. Hà Nội:
- Địa chỉ: Khu Hành chính II, Thị trấn Tây Đằng, H. Ba Vì,Hà Nội
- Điện thoại: 02433.960.974
- Email: congchungbavi@gmail.com
Địa chỉ Phòng công chứng tư pháp tại TP HCM
Sở Tư Pháp TP HCM:
- Địa chỉ: 141-143 Pasteur, P. 6, Q. 3, TP HCM
- Điện thoại: (+028) 3829 7052 – Fax: (+848) 3824 3155 – Email: stp@tphcm.gov.vn
- Website: www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn
➤ ➤ Các phòng công chứng trực thuộc Sở Tư Pháp TP HCM:
Phòng công chứng số 1 TP HCM:
- Địa chỉ: 97 Pasteur, Bến Nghé, Q. 1, TP HCM
- Điện thoại : 0913.717299 – 028.38231566
- Email : pccs1@vnn.vn
- Fax : 028.38299920
Phòng công chứng số 2 TP HCM:
- Địa chỉ: 94-96 Ngô Quyền, P. 7, Q. 5, TP HCM
- Điện thoại: (028) 3855.1717
- Fax: (028) 3854.8975
- Email: pcc2.stp@tphcm.gov.vn
- Website: http://congchung2tphcm.com
Phòng công chứng số 3 TP HCM:
- Địa chỉ: 12, Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, TP HCM
- ĐIỆN THOẠI: 028.3722.0323
- FAX: 028.3722.5931
- EMAIL: congdoancc3@gmail.com
Phòng công chứng số 4 TP HCM:
- Địa chỉ: 25/5 Hoàng Việt, P. 4, Q. Tân Bình, TP HCM.
- Điện thoại: (028) 38117593 – 090 3706870.
- Email: pcc4.stp@tphcm.gov.vn
- Website: http://phongcongchung4tphcm.vn
Phòng công chứng số 5 TP HCM:
- Địa chỉ: 278 đường Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Q. Gò Vấp, TP HCM
- Điện thoại: (028) 3588 2588
- Fax (028) 3588 2526
- Email: pcc5.stp@tphcm.gov.vn.
Phòng công chứng số 6 TP HCM:
- Địa chỉ: 47A Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Q. Bình Thạnh, TP HCM
- Điện thoại: 028-62976822
- Fax: 028 – 62976824
- Email: pcc6.stp@tphcm.gov.vn
Phòng công chứng số 7 TP HCM:
- Địa chỉ: 388 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Q. 6, TP HCM
- Điện thoại: 028-38779584
- Fax: 028-38779583
- Email: pcc7.stp@tphcm.gov.vn
Những câu hỏi thường gặp về dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp được chúng tôi tổng hợp:
Chức năng nhiệm vụ của Sở Tư pháp là gì?
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố. Chức năng của Sở Tư pháp là:
- Tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý trên địa bàn thành phố về công tác xây dựng, thi hành pháp luật.
- Kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật, pháp chế
- Phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tư vấn pháp luật
- Công chứng
- Chứng thực
- Giám định tư pháp
- Trọng tài thương mại
- Bán đấu giá tài sản
- Đăng ký giao dịch bảo đảm
- Thừa phát lại
Dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp là gì?
Đây là công việc được thực hiện bởi các Phòng công chứng tại Sở Tư pháp. Khi khách hàng có nhu cầu dịch thuật công chứng, bản dịch sẽ được bàn giao cho cộng tác viên của Sở Tư pháp dịch. Sau đó, người dịch sẽ ký tên và chứng thực vào bản dịch để cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch. Sau đó, bản dịch sẽ được chuyển đến đóng dấu tại Sở Tư pháp và bàn giao cho khách hàng sau khi hoàn thành.
Dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp và tư nhân khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, chức năng hoạt động của phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp và văn phòng công chứng tư nhân là hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, nếu bạn dịch thuật công chứng tại Sở Tư Pháp, bạn có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để nhận bản dịch đã công chứng so với thực hiện tại phòng công chứng tư nhân.
Có thể tự dịch thuật và mang đi công chứng tại Sở Tư Pháp không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, cá nhân có thể tự dịch thuật để phục vụ nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên không thể mang đi công chứng tài liệu giấy tờ đã dịch tại các đơn vị công chứng tư nhân và tư pháp nếu người đó không phải cộng tác viên và có đăng ký chữ ký tại Sở.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về dịch thuật ở Sở Tư Pháp TP HCM cũng như những thông tin liên quan. Qua đó, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp nếu như có nhu cầu dịch thuật công chứng. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để có nhiều thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan đến dịch thuật.