Biên dịch là gì? Nghề chăm chút sự chuẩn xác trong từng câu chữ

Biên dịch là nghề đòi hỏi cao tính chính xác ở từng câu chữ. Người dịch không chỉ phải tôn trọng thông điệp của ngôn ngữ gốc mà còn phải thể hiện bản dịch theo cách “gần gũi” nhất với văn hóa ngôn ngữ nguồn, giúp người đọc có thể hiểu cũng như tiếp nhận thông tin mới một cách dễ dàng và thuận tiện. 

Đăng ký dịch vụ biên dịch nhanh chóng

Hãy mô tả nhu cầu biên dịch của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm với bạn.

 

Biên dịch là gì?

Biên dịch là gì

Biên dịch là gì? Biên dịch là hình thức chuyển ngữ từ ngôn ngữ nguồn (A) sang một ngôn ngữ đích (B) theo dạng văn viết. Người thực hiện biên dịch sẽ được gọi là biên dịch viên. Trong đó, quá trình biên dịch cũng sẽ có sự hỗ trợ của nhiều công cụ như phần mềm kiểm tra dịch thuật, từ điển, các công cụ tìm kiếm trên internet, ứng dụng chuyển đổi định dạng file… 

Khác hoàn toàn với phiên dịch, kiểu dịch thuật yêu cầu chuyển ngữ nhanh, trọn vẹn câu hay đoạn văn bằng lời nói. Biên dịch đề cao hơn về độ chuẩn xác của bản dịch. Câu văn được biên dịch phải thật trau chuốt, mạch lạc, tuân thủ đúng ngữ pháp, truyền tải đầy đủ thông điệp của văn bản gốc. Nhằm giúp người đọc có thể vừa nắm bắt đầy đủ ngữ nghĩa vừa hiểu rõ điều mà người viết muốn truyền tải. 

Biên dịch quan trọng như thế nào?

Biên dịch chính là “cầu nối” thiết yếu để người đọc tiếp nhận các thông tin từ người viết một ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ. Tạo cơ hội để họ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, chính trị, địa lý, công nghệ, nền điện ảnh… của một đất nước hay một khu vực mới trên thế giới.

Đặc biệt trong tiến trình toàn cầu hóa nhanh và mạnh mẽ của hiện tại, biên dịch là nghề không thể thiếu để con người tiếp nhận thêm các nội dung thú vị và bổ ích về các công nghệ tiên tiến về y học, quốc phòng, giáo dục, sản xuất… của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. 

Các loại hình và phương pháp biên dịch hiện nay 

Ngày trước, biên dịch chủ yếu do con người thực hiện nên thường mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện bản dịch. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều phần mềm chuyển ngữ đã được ra đời, góp phần đẩy nhanh hơn quá trình dịch thuật. Đồng thời phân cấp biên dịch thành nhiều loại hình như sau: 

1) Chuyển ngữ 100% bằng dịch giả

Đa phần khách hàng đều thích được dịch văn bản bằng biên dịch viên. Bởi một dịch giả giỏi sẽ đảm bảo được tính chuẩn xác cao cho các bản dịch, thể hiện rõ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ẩn trong thông điệp văn bản nguồn.

Mặc dù nhược điểm là thời gian để chuẩn bị cùng với dịch thuật thường không ngắn. Nếu tài liệu có độ phức tạp cao và nhiều từ ngữ chuyên ngành, việc dịch thuật sẽ càng kéo dài hơn. 

Có thể bạn quan tâm:

2) Dịch bằng các phần mềm hay còn gọi là máy dịch (machine translation)

Ưu điểm là nhanh và rẻ. Chỉ cần dùng các ứng dụng phần mềm dịch thuật để chuyển ngữ mà không phải mất thời gian chờ đợi cũng như chi phí, thậm chí là miễn phí. Tuy nhiên tiền nào của nấy, loại hình này thường kèm theo rất nhiều rủi ro như câu văn không rõ nghĩa, kém mạch lạc, khó đọc hiểu, không thể hiện được ý nghĩa thông điệp của tài liệu nguồn…

3) Kết hợp giữa người dịch và dịch máy

Ở thời đại công nghệ số, loại hình dịch kết hợp hiện đang chiếm ưu thế lớn trong rất nhiều dự án dịch thuật. Để thực hiện, người dịch sẽ tiến hành dịch thuật văn bản trước, sau đó kết hợp phần mềm dịch thuật chuyên nghiệp để kiểm tra lại về ngữ pháp, chính tả.

Cách thức tiến hành trên sẽ giúp tối ưu hóa quá trình chuyển ngữ, đảm bảo tính chuẩn xác cao cho văn bản và rút ngắn lại thời gian hoàn thành bản dịch. Tuy vậy vẫn sẽ có rủi ro xảy ra sai sót, nếu người dịch lạm dụng phần mềm dịch thuật để đẩy nhanh thời hạn bàn giao.  

Với các loại hình biên dịch trên, quy trình chuyển ngữ thường sẽ áp dụng một hoặc cùng lúc 7 phương pháp chuyển ngữ cơ bản sau: 

  • Dịch thuật vay mượn từ ngôn ngữ gốc (borrowing technique): Áp dụng khi ngôn ngữ đích chưa có từ ngữ thể hiện nghĩa tương đương với từ được dịch ở ngôn ngữ nguồn. 
  • Dịch sao phỏng (calque technique): Thường có xu hướng tạo ra từ ngữ mới trong ngôn ngữ đích từ chính cấu trúc nguyên bản của ngôn ngữ gốc. 
  • Chuyển ngữ nguyên văn (literal technique): Câu văn được chuyển ngữ toàn bộ hoặc gần như đồng dạng với ngôn ngữ gốc, trừ những thay đổi cần thiết trong ngữ pháp của ngôn ngữ đích.
  • Dịch chuyển đổi từ loại (transposition technique): Thay thế một từ loại này bằng từ loại khác có nghĩa tương tự nhưng không làm mất đi giá trị của thông điệp gốc.
  • Dịch thuật biến điệu (modulation technique): Đa phần được ứng dụng cho những câu văn dịch đúng ngữ pháp trong ngôn ngữ gốc nhưng lại khó hiểu hoặc không phù hợp với ngôn ngữ đích.
  • Chuyển ngữ tương đương (equivalence technique): Ứng dụng phổ biến với các ngôn ngữ cùng mô tả một nghĩa giống nhau nhưng cấu trúc cùng phương thức biểu đạt lại khác nhau.
  • Kỹ thuật dịch thoát ý (adaptation technique): Áp dụng nhiều với thơ ca, kịch, tiểu thuyết, bài hát, khi tình huống được dịch có trong văn hóa ngôn ngữ nguồn nhưng không tồn tại trong văn hóa ngôn ngữ đích. 

Mục đích cuối cùng khi người dịch sử dụng các phương pháp trên là đảm bảo độ chuẩn xác tối đa về nghĩa cho tài liệu gốc. Cùng với đó, bản dịch sẽ có được sự mạch lạc, rõ nghĩa, thông điệp được truyền tải đầy đủ nhưng vẫn dễ hiểu với văn hóa của người đọc ngôn ngữ mục tiêu.

Xem thêm:

Tìm hiểu tổng quan về dịch thuật:

https://tomatotranslation.com/dich-thuat-la-gi/

Biên dịch (dịch viết) cho các loại tài liệu, giấy tờ 

Tính đến thời điểm hiện tại, các loại hình cùng phương pháp biên dịch đang được áp dụng chủ yếu đối với các loại tài liệu cùng giấy tờ sau đây.

  • Tài liệu, hồ sơ, giấy tờ cần dịch thuật công chứng: 
    • Các loại giấy tờ tài liệu công chứng cá nhân: Giấy tờ chứng minh nhân thân, visa hoặc các hồ sơ cho việc du học, xuất khẩu lao động… 
    • Các loại hồ sơ, giấy tờ công chứng doanh nghiệp: Hợp đồng giao dịch thương mại các loại, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế… 
  • Dịch thuật các dạng tài liệu, hồ sơ năng lực doanh nghiệp: Catalogue, brochure, banner, profile… 
  • Biên dịch sách, báo, tạp chí đa chuyên ngành: Tạp chí giấy, báo online, sách in, ebook… 
  • Dịch thuật các loại tài liệu, báo cáo nghiên cứu khoa học, tài liệu kỹ thuật đa chuyên ngành như: marketing, giáo dục, y tế, mỹ phẩm… 
  • Dịch luận văn, luận án, khóa luận: Luận án cho cử nhân/thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp… 
  • Biên dịch kịch bản, làm phụ đề: Kịch bản phim, kịch bản TVC, kịch bản MV, video… 
  • Biên dịch tài liệu, giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu: Phiếu đóng hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, vận đơn, chứng thư kiểm dịch…  
  • Dịch thuật hồ sơ thầu: Hồ sơ đấu thầu, hồ sơ chứng minh năng lực dự thầu… 
  • Biên dịch các loại báo cáo tài chính, kiểm toán, kế toán: báo cáo thuế, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo doanh thu thường niên… 
  • Dịch thuật các loại hợp đồng: hợp đồng giao dịch dân sự cá nhân, hợp đồng nhượng quyền, hợp đồng mua – bán – cho thuê đất/văn phòng, hợp đồng thương mại… 
  • Dịch chế bản điện tử DTP với nhiều định dạng file: word, execl, landing page, website, PDF, file code… 
  • Dịch thuật các tài liệu MSDS…

Biên dịch khác với phiên dịch ở điểm nào?

Bạn có thể dựa vào bảng so sánh dưới đây để tìm hiểu những điểm khác biệt giữa hai loại hình dịch thuật này.

Nội dung so sánh Biên dịch Phiên dịch
Phương pháp chuyển ngữ Văn bản Văn nói
Thời gian thực hiện Có nhiều thời gian để đọc bản gốc, tìm hiểu, chuyển ngữ. Ngoài ra, biên dịch viên còn có nhiều thời gian để đối chiếu chỉnh sửa. Thời gian chuyển ngữ gần như tức thời, người dịch gần như không có thời gian để chỉnh sửa, xem xét bản dịch.
Công cụ hỗ trợ dịch thuật Có thể dùng nhiều công cụ như: từ điển, phần mềm dịch, bảng thuật ngữ, phần mềm kiểm tra chính tả,… Không có thời gian sử dụng công cụ hỗ trợ.
Kỹ năng ngôn ngữ Đọc, viết tốt Nghe, nói tốt
Kỹ  năng dịch thuật Cần có kỹ năng tra cứu tốt  Cần có kỹ năng ghi nhớ, phân tích, ứng biến linh hoạt

Yêu cầu kỹ năng và công việc của dịch giả

Biên dịch

Để trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp, người dịch yêu cầu phải có các kỹ năng chính yếu sau.

  • Ngoại ngữ thành thạo:

Đây là yếu tố cốt lõi để trở thành người biên dịch chuyên nghiệp. Nếu không có sự thành thạo về ngôn ngữ, bạn sẽ không thể thực hiện được công việc dịch thuật. 

  • Trình độ chuyên môn: 

Người biên dịch phải có nền tảng chuyên môn tốt về lĩnh vực sẽ dịch thuật. Ví dụ như  các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y khoa, dược phẩm, mỹ phẩm hay nghiên cứu khoa học,… Việc dịch sai các văn bản chuyên ngành sẽ dẫn đến kiến thức bị hiểu lệch, gây nên các sai lầm trầm trọng trong khám chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe. 

  • Kỹ năng viết tốt: 

Người dịch phải hiểu rõ về ngôn ngữ mẹ đẻ cả về văn viết lẫn văn nói, để giúp họ thể hiện được câu chữ chuẩn mực, hành văn trôi chảy hơn trong bản dịch. Nhằm hỗ trợ người đọc không cảm thấy quá xa lạ hay khó hiểu khi tiếp nhận các kiến thức mới từ bản dịch.  

  • Tra cứu, cập nhật thông tin nhanh nhạy: 

Biên dịch viên phải biết cách vận dụng tìm kiếm từ ngữ nhuần nhuyễn thông qua các công cụ tra cứu online như phần mềm dịch thuật, công cụ tìm kiếm internet hoặc các từ điển chuyên ngành… Vì nếu kỹ năng tra cứu không tốt rất khó để biên dịch viên hoàn thành đúng hạn các bản dịch có tính chuyên môn cao. 

Bên cạnh đó, người dịch còn phải thường xuyên trau dồi bản thân bằng cách cập nhật các tin tức tổng hợp về văn hóa, chính sự, địa lý, lối sống…, nhằm nắm bắt nhanh chóng sự biến đổi trong văn phong, câu từ của ngôn ngữ gốc lẫn ngôn ngữ mục tiêu. 

Bởi biên dịch là một công việc đòi hỏi cao sự chuẩn xác và chuẩn mực trong từng câu chữ, đoạn văn của bản dịch. Người dịch thuật buộc phải có sự cẩn trọng tuyệt đối khi chuyển ngữ và rà soát lỗi. Sự bất cẩn trong việc dịch thuật không chỉ gây lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức mà còn khiến văn bản dịch bị mất đi giá trị sử dụng. 

Song hành cùng bản dịch chất lượng, biên dịch viên cũng phải có thái độ làm việc chuyên nghiệp, biết sắp xếp thời gian khoa học, luôn cam kết tuân thủ đúng bàn giao. Đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp dịch thuật, biên dịch cần tôn trọng cũng như trung thành hoàn toàn với nội dung cùng thông điệp bản dịch gốc, không tự ý chỉnh sửa hay thêm bớt ý kiến, quan điểm cá nhân vào bản dịch.  

Công ty cung cấp giải pháp ngôn ngữ (LSPs) có chức năng gì với biên dịch?

Ngày nay, đa số người làm nghề biên dịch sẽ lựa chọn cộng tác bán thời gian hoặc chính thức với các đơn vị dịch thuật hay còn gọi là công ty cung cấp giải pháp ngôn ngữ (LSPs). Vì đây là các doanh nghiệp mang đến nhiều giá trị hỗ trợ thiết thực cho người biên dịch viên lẫn khách hàng. 

  • Tìm đúng người dịch phù hợp cho lĩnh vực văn bản cần chuyển ngữ: LSPs sẽ chọn lọc ra cho khách hàng biên dịch nào đáp ứng đúng lĩnh vực của bản dịch và biên dịch viên cũng không cần mất thời gian tự tìm kiếm công việc có chuyên ngành dịch phù hợp với bản thân.  
  • Đảm bảo được thời gian bàn giao cũng như chính sách bảo hành bản dịch: Người biên dịch hợp tác với các công ty LSPs sẽ không bị áp đặt deadline không phù hợp từ khách hàng không am hiểu về ngành. LSPs sẽ giúp người dịch đưa ra thỏa thuận thời gian hoàn thiện bản dịch hợp lý và khách hàng cũng “có nơi chốn” để an tâm gửi gắm sự đảm bảo về tiến độ công việc cũng như độ chuẩn xác cho bản dịch. 
  • Tính bảo mật cao cho tài liệu: Các thông tin về dự án sẽ luôn được bảo mật tuyệt đối thông qua hệ thống quản lý của công ty dịch thuật, kèm theo các cam kết chịu trách nhiệm pháp lý nếu có từ thỏa thuận với khách hàng. 

Khó khăn trong quá trình biên dịch tài liệu, giấy tờ

Bất kỳ nghề nghiệp nào đều tồn tại thử thách nhất định, biên dịch tài liệu, giấy tờ cũng vậy. Đối với nghề này, khó khăn thường thấy nhất là vốn từ, ngữ nghĩa, tiêu biểu như:

  • Hệ thống ngôn ngữ riêng biệt: Mỗi ngôn ngữ đều có riêng các hình thái về cấu trúc câu, cú pháp, hình vị từ… gây khó khăn cho người biên dịch trong việc chuyển ngữ. 
  • Thiếu từ ngữ chuyên ngành pháp lý trong ngôn ngữ mục tiêu: Nhiều từ ngữ pháp lý có trong ngôn ngữ gốc nhưng không tồn tại trong pháp chế của ngôn ngữ đích. 
  • Hệ thống pháp lý khác biệt giữa hai quốc gia: Biên dịch viên không nắm rõ được các quy định của hệ thống pháp lý giữa quốc gia ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích sẽ khiến việc dịch thuật dễ sai sót với các văn bản công chứng. 
  • Các khó khăn khác: Dùng cụm từ quen thuộc nhưng đặt trong câu có ngữ cảnh khác lạ để ẩn ý một thông điệp nào đó, tiếng lóng, thành ngữ, từ cổ hiếm gặp… 

Xu hướng biên dịch online tiết kiệm tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp

Biên dịch là gì 2

Sự bùng nổ của công nghệ số cũng như tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid đã khiến cho nhiều xu hướng biên dịch truyền thống thay đổi. Theo đó, xuất hiện ngày càng phổ biến hơn là dịch thuật trực tuyến hay biên dịch online. 

Một hình thức dịch thuật mà khách hàng không cần phải đến trực tiếp văn phòng dịch thuật. Các vấn đề chi phí, thời gian bàn giao, bảo hành đều sẽ được thỏa thuận qua email, phần mềm chat, kể cả biên dịch văn bản. Khách hàng chỉ cần gửi một file mềm có đầy đủ chi tiết các thông tin của tài liệu gốc qua email, công ty dịch thuật sẽ chuyển đến cho biên dịch để tiến hành chuyển ngữ rồi gửi lại file mềm bản dịch hoàn thiện cũng bằng cách trên. 

Đây là một cách dịch rất tiện lợi trong thời buổi phức tạp hiện nay, giúp khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian cùng chi phí đi lại và đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Chìa khóa để biên dịch thành công 

Mấu chốt để tạo nên sự thành công trong nghề biên dịch chính là trình độ cùng kiến thức của người biên dịch viên. Để có một trình độ chuyên môn tốt, người dịch phải không ngừng nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ trong nghề, đặc biệt là kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng viết văn và kỹ năng tra cứu và cập nhật thông tin, để có thể hoàn thiện bản dịch một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó là rèn luyện sự chú tâm, cẩn trọng trong từng chi tiết, câu chữ dịch thuật nhằm hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra cho bản dịch. 

Hơn nữa, họ cũng phải không ngừng bổ sung thêm các kiến thức, tin tức về dịch thuật, văn hóa, kinh tế… để đa dạng vốn kiến thức của bản thân, hỗ trợ quá trình dịch thuật diễn ra thuận lợi hơn.  

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đọc đã phần nào hiểu hơn về biên dịch là gì, công việc thật sự với kỹ năng cần có của một biên dịch viên.

Messages Zalo
Phone