Những năm qua Việt Nam đã hội nhập với thế giới trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục,… Quá trình hội nhập này không thể thiếu sự hỗ trợ của ngành dịch thuật. Hãy cùng Tomato tìm hiểu chi tiết tầm quan trọng của dịch thuật, tầm quan trọng của [...]
Tìm hiểu về Biên dịch viên | Biên dịch viên làm những công việc gì?
Biên dịch viên trở thành một ngành nghề khá phổ biến hiện nay. Vậy biên dịch viên là gì? Một biên dịch viên giỏi phải có những tố chất gì? Hãy cùng Tomato khám phá qua bài viết dưới đây.
NỘI DUNG (CONTENT)
Hiểu về biên dịch viên
Dù biên dịch viên đã trở thành một nghề được nhiều người biết tới và được đánh giá là một trong những ngành nghề triển vọng, nhưng bạn có thực sự hiểu khái niệm biên dịch là gì? Liệu bạn có từng nhầm lẫn giữa biên dịch và phiên dịch không?
Biên dịch là gì?
Biên dịch, hãy còn gọi là dịch viết, là hoạt động chuyển đổi văn bản từ ngôn ngữ ngày sang ngôn ngữ khác. Khác với dịch nói, dịch viết không chịu áp lực về thời gian hay yêu cầu cao về sự phản xạ ngay lập tức. Biên dịch yêu cầu cao hơn về sự trau chuốt, mượt mà và chính xác của bản dịch. Biên dịch không chỉ đơn giản là sự chuyển đổi ngôn ngữ mà nó còn là sự chuyển đổi văn hóa, là cách sắp xếp câu cú, ngữ pháp sao cho vừa chuẩn xác trong cách hành văn, vừa trung thành với ý nghĩa trong văn bản gốc.
Biên dịch viên là gì?
Biên dịch viên là người thực hiện công việc biên dịch. Biên dịch viên có thể làm việc tại các văn phòng dịch thuật, biên dịch in-house cho công ty hoặc hoạt động tự do. Thành thạo ngoại ngữ và thuần thục các phương pháp dịch thuật là hai yếu tố cơ bản giúp dịch giả hoàn thành tốt công việc của mình.
Biên dịch viên khác phiên dịch viên như thế nào?
Nội dung so sánh | Biên dịch viên | Phiên dịch viên |
Phương pháp dịch | Chuyển ngữ bằng văn viết | Chuyển ngữ bằng lời nói |
Thời gian thực hiện | Có nhiều thời gian đọc bản gốc, tra cứu, đối chiếu, sửa chữa. | Chuyển ngữ nhanh chóng gần như tức thời nên không có thời gian chỉnh sửa, xem xét. |
Công cụ hỗ trợ | Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: bảng thuật ngữ, kiểm tra chính tả, từ điển,… | Không có thời gian sử dụng công cụ hỗ trợ phục vụ việc tra cứu. Tuy nhiên, phiên dịch viên sẽ cần đến các thiết bị như: cabin, tai nghe, micro,… |
Biên dịch viên làm những công việc gì?
Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên sâu của công ty dịch thuật mà biên dịch viên của công ty đó sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như bên cạnh việc dịch thuật tài liệu, một dịch giả thường sẽ được giao làm các việc văn phòng: làm báo cáo, sắp xếp tài liệu,… Sau đây là những công việc mà một biên dịch viên cần phải làm:
- Nhiệm vụ chính của một dịch giả là dịch thuật tài liệu theo sự phân phó của cấp trên.
- Soạn thảo văn bản theo nhiều loại ngôn ngữ để báo cáo nội bộ hoặc thực hiện các giao dịch, làm ăn với đối tác nước ngoài.
- Tìm kiếm, dịch thuật các tài liệu, thông tin và xu hướng thế giới để cập nhật cho công ty, phục vụ cho quá trình cải tiến và phát triển.
- Chuẩn bị các tài liệu, file trình chiếu bằng nhiều loại ngôn ngữ để phục vụ các cuộc họp, buổi thuyết trình, buổi tọa đàm của công ty.
- Đọc lại, kiểm tra độ chính xác cũng như văn phong của các tài liệu chuyên ngành có sẵn và sửa lại (nếu có)
- Biên tập viên cần quản lý, sắp xếp các tài liệu cần dịch và deadline của chúng để có thể giao bản dịch hoàn chỉnh cho khách hàng theo đúng thời gian đã định.
- Trau dồi kiến thức về chuyên môn
Biên tập viên có thể dịch hầu hết các tài liệu, giấy tờ theo yêu cầu của khách hàng. Các giấy tờ, tài liệu đó bao gồm:
Tài liệu cá nhân
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân
- Giấy khai sinh
- Sổ đỏ
- Sổ hộ khẩu
- Học bạ
- Bảng điểm
- Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ hoàn thành khóa học
- Bằng tốt nghiệp
- Thẻ học sinh, thẻ sinh viên
- Bằng lái xe,…
- Hồ sơ du học, hồ sơ xin visa
- Giấy chứng nhận thương tật
- Giấy đăng ký kết hôn
- Đơn ly hôn
- Giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin
- …
Tài liệu doanh nghiệp
- Hồ sơ năng lực công ty
- Báo cáo tài chính
- Hóa đơn thu mua nguyên vật liệu
- Hóa đơn nộp thuế,
- Hợp đồng lao động
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
- Hợp đồng hợp tác làm ăn
- Hợp đồng bảo mật
- Hợp đồng cho thuê bất động sản
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép phân phối độc quyền sản phẩm
- Giấy phép hành nghề
- Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bằng sáng chế
- …
Các loại tài liệu khác
- Sách, báo, tài liệu các chuyên ngành
- Catalogue, tạp chí, thông tin sự kiện, tin tức
- Luận văn, luận án, tiểu luận,…
- Chế bản điện tử DTP
- Tài liệu MSDS
- …
Xem thêm:
- Những phần mềm dịch thuật chuẩn xác, nhanh chóng nhất hiện nay
- Hiểu dịch thuật là gì để có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này
Biên dịch viên có thể dịch tất cả các loại tài liệu không?
Biên dịch viên có thể biên dịch nhiều loại tài liệu theo yêu cầu của khách hàng nếu có đủ thời gian để nghiên cứu, đọc hiểu về tài liệu cũng như chuyên ngành. Biên dịch viên dù xuất sắc đến đâu cũng không thể biết hết tất cả mọi thứ. Do đó nếu tài liệu của bạn thuộc lĩnh vực mà họ không am hiểu nhiều thì thời gian chính là thứ dịch giả cần để tạo ra một bản dịch hoàn chỉnh, chính xác nhất.
Thế giới rộng lớn, kiến thức là vô tận. Do đó có vô số lĩnh vực trên thế giới đã được con người khám phá và nghiên cứu. Trong đó, một số chuyên ngành phổ biến cần biên dịch tài liệu bao gồm:
- Kinh tế
- Tài chính ngân hàng
- Marketing
- Thương mại điện tử
- Du lịch – khách sạn
- Môi trường
- Xây dựng
- Sản xuất
- Kỹ thuật
- Cơ khí
- Công nghệ thông tin (IT)
- Y tế, dược
- Pháp luật
- May mặc
- Viễn thông
- …
Yêu cầu về chuyên môn với biên dịch viên chuyên nghiệp
Có bằng cấp chuyên môn
Nếu là biên dịch viên làm việc tại các công ty dịch thuật thì thường bắt buộc phải có bằng cấp từ trường ngoại ngữ hoặc ngành nghề liên quan. Bên cạnh đó, dịch giả cần có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để thể hiện trình độ của mình. Riêng nhân viên phụ trách dịch thuật làm tại các công ty, doanh nghiệp thông thường thì không bắt buộc phải có bằng cấp nhưng cần có kỹ năng biên dịch tốt.
Kỹ năng ngoại ngữ
Đây là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc cần có. Người dịch cần nắm vững ít nhất hai ngôn ngữ, có vốn từ vựng phong phú, hiểu cấu trúc, ngữ pháp để diễn đạt chính xác và đầy đủ ý nghĩa của đoạn văn bản.
Khả năng viết tốt, kho từ vựng phong phú
Nếu có kỹ năng viết tốt cùng vốn từ nhiều, biên dịch viên sẽ có thể biểu đạt đủ ý, giúp người đọc dễ hiểu, truyền tải được cảm xúc cho người đọc cũng như có phong cách viết đa dạng.
Kỹ năng tra cứu từ
Đôi khi trong quá trình dịch, dịch giả sẽ gặp phải những từ không biết. Lúc này, năng lực tra cứu rất quan trọng để có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ thành thạo, giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
Am hiểu các nền văn hóa khác nhau
Chuyển ngữ không đơn thuần là dịch chính xác mà còn bao hàm các yếu tố về văn hóa. Việc am hiểu văn hóa địa phương sẽ giúp chuyển ngữ phù hợp hoàn cảnh của văn bản dịch, biểu đạt chính xác, tốt hơn cũng như giúp người đọc địa phương không cảm thấy khó chịu.
Đảm bảo sự chuyên nghiệp
Người dịch cần có sự trung thực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, quản lý cảm xúc tốt cũng như đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, không làm trễ deadline.
Yêu cầu đối với một biên dịch viên giỏi
Để trở thành một biên tập viên giỏi không phải là chuyện dễ dàng vì ngoài khả năng ngoại ngữ, còn rất nhiều những yêu cầu khác đối với một biên dịch viên giỏi:
- Khả năng ngoại ngữ: Đây là yếu tố cần có đầu tiên của một dịch giả. Biên dịch viên phải thành thạo tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích cần dịch. Người dịch có thể biết nhiều ngoại ngữ, nhưng nhất định phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đó một cách trôi chảy, linh hoạt, rành mạch chính là tiền đề để giúp 1 biên dịch viên thực hiện công việc chính của mình. Trong hầu hết các trường hợp, bằng cấp sẽ có thể thể hiện trình độ ngoại ngữ của biên dịch viên.
- Sự công tâm: Trước khi dịch một tài liệu, biên dịch viên phải đọc hiểu nội dung và nắm rõ quan điểm của tác giả. Biên tập viên không được đem cảm xúc cá nhân vào bài dịch làm lệch lạc quan điểm, thông điệp mà tài liệu truyền tải. Đây là một điều cấm kỵ trong dịch thuật.
- Tỉ mỉ và cẩn thận: Bản dịch đòi hỏi độ chính xác rất cao vì vậy biên tập viên cần phải tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo cho ra bản dịch chính xác, sát với bản gốc nhất.
- Năng lực tra cứu, tổng hợp thông tin: Ngoài những yêu cầu về ngôn ngữ, dịch giả còn phải có hiểu biết về những chuyên ngành phổ biến như y tế, kinh tế, thời trang,… Nhưng những kiến thức chuyên ngành này quá rộng nên đòi hỏi người biên dịch phải có khả năng tra cứu để có thể nắm nội dung tài liệu tốt hơn.
- Năng lực sử dụng các phương pháp, kỹ thuật trong dịch thuật: Như đã nói ở trên, biên dịch không chỉ đơn thuần là việc chuyển đổi ngôn ngữ mà biên dịch viên có nhiệm vụ truyền đạt nội dung của tài liệu gốc bằng một ngôn ngữ khác sao cho dễ hiểu, sát nghĩa, mang văn phong của người bản địa. Để làm được điều này, năng lực dịch thuật là thứ mà dịch giả cần trau dồi bằng cách tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, lối tư duy, quan điểm,… của người địa phương.
- Năng lực quản lý thời gian, sắp xếp công việc: công việc phải xử lý của một biên dịch viên rất nhiều do đó phải biết cách sắp xếp thời gian và phân bổ công việc phù hợp để có thể giao bản dịch hoàn chỉnh đúng thời gian đã hẹn.
Biên dịch viên tự do – nghề dịch thuật phổ biến hiện nay
Công việc của biên dịch viên thường được chia ra làm 2 hình thức “biên dịch viên công ty (in-house)” và “biên dịch viên tự do”. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm, lợi thế và mặt hạn chế khác nhau.
Biên dịch viên công ty sẽ phải làm theo giờ quy định của công ty (thường là 8 tiếng một ngày) thì biên dịch viên tự do sẽ được thoải mái hơn về mặt thời gian. Hơn nữa, biên dịch viên công ty sẽ có một lượng khách hàng nhất định nên không cần bận tâm đến việc thiếu khách hàng.
Khác với biên dịch viên công ty, biên dịch viên tự do có những đặc điểm sau:
- Thời gian linh hoạt: Biên dịch tự do có thể sắp xếp thời gian một cách linh hoạt để hoàn thành công việc.
- Tự do lựa chọn khách hàng, thời gian làm việc: Biên dịch viên tự do là một lựa chọn phù hợp cho những ai muốn là ông chủ của chính mình. Đồng thời biên dịch tự do còn giúp dịch giả tiếp cận với mọi tệp khách hàng mà họ mong muốn. Thông qua các nền tảng mạng xã hội, biên dịch viên tự do có thể kết nối với bất kỳ ai có nhu cầu dịch thuật, miễn là họ có đủ khả năng đảm nhận công việc.
- Tuổi tác không thành vấn đề: Đối với biên dịch viên tự do, tuổi tác chỉ là con số. Nếu như biên dịch viên công ty sẽ nghỉ hưu khi đủ tuổi thì dịch giả freelance hoàn toàn có thể làm việc ngay cả khi đã qua tuổi nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, miễn là họ có đủ khả năng đảm nhận công việc. Có nhiều trường hợp, khách hàng mong muốn được hợp tác với các dịch giả lớn tuổi vì họ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và có khả năng xử lý mọi tình huống phát sinh đối với bản dịch cũng như những vấn đề khác.
- Khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng: Khác với biên dịch công ty, biên dịch freelance sẽ tự mình tìm kiếm khách hàng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của nghề biên dịch tự do. Biện dịch tự do sẽ phải tự PR bản thân để thu hút khách hàng. Và đương nhiên theo thời gian thì quá trình này sẽ dễ dàng hơn khi mà bạn đã một lượng khách hàng nhất định.
Đặc trưng của nghề biên dịch viên tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn,…
Hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của kinh tế các nước như Mỹ, Trung, Nhật, Hàn,.. cũng như sự đầu tư khủng của doanh nghiệp các nước trên vào Việt Nam đã khiến cho nhu cầu biên dịch các tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn,… ngày càng tăng cao.
Vì phương Tây và phương Đông có sự khác biệt về văn hóa, lối tư duy nên việc dịch thuật các tài liệu bằng tiếng Anh, Pháp, Đức,… cũng có nhiều điều điểm khác biệt với dịch thuật các tài liệu Trung, Nhật, Hàn. Ví dụ nổi bật đó là dịch thuật các loại tài liệu như sách, báo, truyện, tác phẩm văn học hoặc tài liệu giáo dục giới tính. Dễ thấy nhất trong việc dịch thuật các thành ngữ, cách ví von, so sánh khi dịch sang ngôn ngữ Châu Âu, Châu Mỹ,… thường có sự thoải mái mà không cần phải nói giảm, nói tránh quá nhiều như khi dịch tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật,…
Văn phong khi dịch thuật các tài liệu tiếng Trung, Hàn, Nhật nói riêng và các nước phương Đông nói chung cũng có sự khác biệt. Đặc biệt, sự khác nhau đó có thể nhìn thấy rõ nhất trong các tài liệu văn học. Các tác phẩm văn học thường dùng nhiều cách nói ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, nói giảm nói tránh,… nên khi dịch thuật, dịch giả phải nắm rõ ý nghĩa sâu xa của các cách nói ấy để truyền tại lại một cách đầy đủ, mượt mà.
Cơ hội và thách thức của nghề biên dịch
Bất kì một ngành nghề nào cũng có những cơ hội và thách thức của riêng nó và đương nhiên nghề biên dịch cũng như vậy.
Những cơ hội của nghề biên dịch
- Có cơ hội tìm hiểu những kiến thức mới của các quốc gia trên thế giới
- Biên dịch viên là một nghề có tiềm năng phát triển cao
- Thu nhập ổn định
- Nghề biên dịch viên có cơ hội thăng tiến về lâu dài
- …
Những thách thức của nghề biên dịch:
- Áp lực công việc và áp lực thời gian hoàn thành lớn
- Yêu cầu phải trau dồi kiến thức, kĩ năng hàng ngày vì ngôn ngữ là lĩnh vực luôn có sự đổi mới
Những yếu tố ảnh hưởng đến đến thu nhập của biên dịch viên
Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến mức thu nhập của các biên dịch viên:
Khối lượng công việc
Tương tự như một số ngành nghề khác, dịch giả được trả thu nhập theo khối lượng công việc đảm nhận. Vì vậy, số lượng dự án càng nhiều, thu nhập nhận lại càng lớn.
Dự án có tính phức tạp
Nếu dự án có tính chuyên ngành, độ phức tạp cao thì chi phí dịch cũng từ đó tăng lên. Khi nhận dự án có tính chuyên môn, công ty dịch thuật sẽ cần lựa chọn dịch giả có hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực đó. Vì vậy, các dịch giả nên tích lũy kiến thức để có thể am hiểu sâu một hoặc một số chuyên ngành cụ thể.
Trình độ biên dịch viên
Hiện nay, biên dịch đã và đang trở thành nghề phổ biến với số lượng dịch giả ngày một tăng. Vì vậy, nếu bạn không có đủ năng lực, kinh nghiệm, bạn sẽ không được đánh giá cao và thu nhập nhận lại cũng không cao.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả trong quá trình tìm hiểu về biên dịch viên. Bạn cần dịch thuật tài liệu chuẩn xác, hãy để Tomato hỗ trợ bạn ngay bây giờ.