Phiên dịch đuổi là gì? Yêu cầu với một phiên dịch viên phiên dịch đuổi

Phiên dịch đuổi là một trong những hình thức phiên dịch phổ biến nhất hiện nay. Để áp dụng hiệu quả hình thức phiên dịch này thì bạn cần nắm được các đặc trưng của nó. Vậy dịch đuổi là gì? Tình huống nào nên áp dụng dịch đuổi? Yêu cầu với một phiên dịch viên khi phiên dịch đuổi là gì? Theo dõi ngay bài viết sau.

Đăng ký tìm phiên dịch viên dịch nối tiếp (đuổi) cho sự kiện của bạn

Hãy mô tả nhu cầu phiên dịch của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ lại sớm với bạn.

Dịch đuổi là gì? Dịch đuổi tiếng Anh là gì?

Dịch đuổi là gì? Dịch đuổi tiếng Anh là gì?

Dịch đuổi hay còn gọi là dịch nối tiếp (consecutive interpretation) là hình thức phiên dịch được thực hiện khi người nói nói một hoặc hai câu, sau đó tạm dừng trong khi phiên dịch viên chuyển ngữ bằng một thứ tiếng khác. Hình thức này có thể diễn ra trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua hội nghị truyền hình.

Dịch đuổi như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trong một số tình huống, người phiên dịch liên tiếp sẽ ghi chú, trong khi ở những tình huống khác, họ không ghi chú. 
  • Trong phần phiên dịch nối tiếp ngắn, người nói sẽ nói một hoặc hai câu rồi tạm dừng. Còn trong quá trình phiên dịch nối tiếp dài, người nói sẽ nói lâu hơn, truyền tải toàn bộ suy nghĩ. Sau đó phiên dịch viên cung cấp bản dịch nối tiếp.

Dịch đuổi tiếng Anh là gì? Dịch đuổi tiếng Anh là hình thức phiên dịch đuổi sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Dịch đuổi tiếng Anh cũng là hình thức phiên dịch được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay.

Xem thêm:

Dịch vụ phiên dịch (thông dịch) tiếng Anh với chất lượng cao, uy tín, giá tốt, đa dạng loại hình

Chúng ta cần phân biệt rõ giữa phiên dịch song song (dịch cabin) và phiên dịch nối tiếp:

  • Phiên dịch song song: Loại phiên dịch thực hiện tại các sự kiện lớn, đa ngôn ngữ, trong đó người phiên dịch ngồi trong các buồng cách âm và dịch lời nói của người nói. Nó yêu cầu thiết bị kỹ thuật và âm thanh chuyên dụng. Loại hình này thường yêu cầu các phiên dịch viên làm việc theo cặp, do sự căng thẳng về tinh thần chuyển ngữ tại các sự kiện lớn đa ngôn ngữ.
  • Phiên dịch nối tiếp: Phiên dịch viên có xu hướng làm việc một mình và không cần bất kỳ thiết bị chuyên dụng nào. Họ chỉ cần chuẩn bị sổ tay và bút chì cũng như các yêu cầu khác.

Đặc trưng của hình thức phiên dịch đuổi – nối tiếp

Với mỗi hình thức phiên dịch sẽ có những đặc trưng riêng. Với hình thức phiên dịch đuổi sẽ có những đặc trưng cơ bản sau:

  • Các phiên dịch viên thường đi bên cạnh người nói, giải thích, bàn bạc và thống thống nhất để làm rõ nghĩa hoặc giải nghĩa để đảm bảo độ chính xác
  • Người phiên dịch có thể ghi chép tóm tắt nội dung vào sổ ghi chú
  • Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ về nội dung vì phiên dịch viên có thời gian phân tích và cân nhắc các câu từ dịch

Để chuẩn bị cho buổi phiên dịch nối tiếp thì bạn cần quan tâm những điều sau:

  • Thời gian giữa người nói và phiên dịch. Điều này sẽ giúp bạn cân nhắc xem có cần sử dụng sổ ghi chú hay không.
  • Bạn cũng trang bị kiến ​​thức chuyên môn về lĩnh vực bạn sẽ phiên dịch. Điều này đảm bảo quá trình phiên dịch diễn ra suôn sẻ, nội dung phiên dịch chính xác.

Các tình huống, dự án nào nên áp dụng phiên dịch đuổi – nối tiếp?

Có rất nhiều tình huống, dự án cần áp dụng phiên dịch đuổi để đảm bảo các cuộc hội thoại quan trọng diễn ra thuận lợi. Cụ thể như:

1.  Cuộc đàm phán kinh doanh

Nếu bạn cần tổ chức một cuộc đàm phán kinh doanh với những người nói ngôn ngữ khác, thì sử dụng phiên dịch đuổi là điều cần thiết. Phiên dịch viên đóng vai trò kết nối những người trong cuộc họp. Các cuộc đàm phán kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian hơn do mỗi người phát biểu rồi tạm dừng để phiên dịch viên truyền đạt lời nói của họ. Tuy nhiên, để đàm phán thành công thì cần phải sử dụng phiên dịch đuổi. 

Có nhiều cách phân loại đàm phán trong kinh doanh, cụ thể như:

  • Theo số lần đàm phán: Đàm phán một lần và đàm phán nhiều lần
  • Theo phương thức đàm phán: Đàm phán trực tiếp và đàm phán gián tiếp 
  • Theo nội dung đàm phán: Đàm phán về hàng hóa và giá cả, đàm phán thuê phương tiện vận chuyển, đàm phán về phương thức thanh toán,…
  • Theo kết quả đàm phán: Đàm phán Được – Được, đàm phán Được – Mất, và đàm phán Mất – Mất. 
  • Theo cách thức đàm phán: Đàm phán gây sức ép, đàm phán nhượng bộ và đàm phán thông cảm. 

2.  Phỏng vấn báo chí

Nếu bạn cần nói chuyện với giới truyền thông nhưng không thể nói được ngôn ngữ của họ thì rất cần một phiên dịch viên dịch đuổi. Phiên dịch viên sẽ truyền đạt lại những gì bạn nói và ngược lại. Một số tình huống phỏng vấn báo chí thường gặp như:

  • Phỏng vấn thu thập tin tức thời sự hàng ngày như một vụ cháy nổ, tai nạn giao thông, cướp giật,…
  • Phỏng vấn tại các sự kiện thể thao,…
  • Phỏng vấn tại các buổi ra mắt sản phẩm nghệ thuật như phim, MV ca nhạc, bộ sưu tập thời trang,…

3.  Phỏng vấn cá nhân

Không chỉ với phỏng vấn báo chí mà với phỏng vấn cá nhân bạn cũng có thể sử dụng phiên dịch viên nối tiếp. Họ có mặt để giải quyết các khía cạnh ngôn ngữ trong quá trình phỏng vấn. Loại phỏng vấn này mục đích để thu thập thông tin về gia đình, nghề nghiệp, công việc hoặc một lĩnh vực nào đó của một cá nhân cụ thể. Các tình huống phỏng vấn cá nhân cụ thể như:

  • Phỏng vấn những người nổi tiếng (ca sĩ, diễn viên, MC,..) về cuộc sống, công việc, tình cảm và những dự định tương lai của họ
  • Phỏng vấn người có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực, quan điểm cụ thể nào đó

4.  Tư vấn y tế

Nếu bạn ra nước ngoài để điều trị mà không thể nói được ngôn ngữ đó thì bạn cần phải có một phiên dịch viên. Người này sẽ giúp bạn hiểu đầy đủ về những tư vấn y tế liên quan đến quá trình điều trị của bạn.

5.  Các cuộc hội nghị, hội thảo

Phiên dịch nối tiếp tại hội thảo, hội nghị là một công việc yêu cầu phiên dịch viên phải tập trung cao độ với kỹ năng xử lý tình huống tốt cùng kiến thức sâu rộng. Các loại hội nghị, hội thảo phổ biến cần phiên dịch viên như: 

  • Hội nghị tri ân khách hàng
  • Hội nghị bán hàng
  • Hội nghị giới thiệu sản phẩm mới
  • Hội nghị khoa học
  • Hội nghị hợp tác, xúc tiến thương mại
  • Hội nghị, hội thảo chuyên ngành
  • Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm,…

6.  Thể thao chuyên nghiệp

Trong thể thao, các vận động viên chơi trong các đội mà họ không nói được ngôn ngữ thường dựa vào một phiên dịch viên nối tiếp để hiểu thông tin truyền đạt. Các tình huống cụ thể như:

  • Huấn luyện thi đấu giữa huấn luyện viên nước ngoài và vận động viên
  • Giao tiếp giữa vận động viên và trọng tài trong các giải thể thao quốc tế

7.  Chuyến tham quan và du lịch

Một lĩnh vực khác mà hay sử dụng phiên dịch nối tiếp là cho các hoạt động du lịch. Đặc biệt là các chuyến tham quan và du lịch được thực hiện như một phần của chuyến công tác. Phiên dịch viên sẽ giúp bạn kết nối, giao tiếp với người nước ngoài một cách dễ dàng. 

8.  Tại phiên tòa

Tại phiên tòa, phiên dịch viên được yêu cầu phiên dịch đuổi cho những người không biết ngôn ngữ đang được sử dụng tại phiên tòa. Đây là một quy định trong các phiên tòa xử án để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia phiên tòa. Những người không biết ngôn ngữ có thể tự thuê phiên dịch viên riêng đến tòa án để đóng vai trò phiên dịch. Nếu không tự thuê được thì nhà nước sẽ hỗ trợ tư pháp và người yêu cầu phải tự trả các chi phí theo quy định của pháp luật.

Các phiên tòa phân theo loại tranh chấp bao gồm:

  • Phiên xét xử
  • Phiên tố tụng dân sự, hình sự quốc tế
  • Phiên tòa giải quyết tranh chấp

Trên đây là các tình huống, sự kiện nên áp dụng phiên dịch đuổi, hy vọng bạn đã hiểu rõ khi nào cần phiên dịch đuổi/nối tiếp.

Xem thêm:

Những thách thức của việc phiên dịch nối tiếp (dịch đuổi)

Việc dịch đuổi – nối tiếp là công việc không hề đơn giản và luôn tồn tại nhiều thách thức. Cùng điểm qua một số thách thức của việc phiên dịch nối tiếp:

Thời gian phiên dịch kéo dài

Có nhiều cuộc họp kéo dài khiến phiên dịch viên phải làm việc liên tục. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng truyền đạt của phiên dịch viên.

Nói khó nghe

Cách thể hiện quan điểm của mỗi người cũng có thể là một vấn đề mà phiên dịch viên quan tâm. Khi phiên dịch, phiên dịch viên sẽ gặp một số trường hợp như:

  • Người rất thẳng thắn trong cách nói chuyện
  • Người có cách nói lan man, phức tạp và đôi khi bị phân tâm trong suốt quá trình và chuyển cuộc trò chuyện sang một hướng khác
  • Người thì nói quá nhanh, không kịp thời gian để phiên dịch 

Đây sẽ là một thách thức đối với phiên dịch viên khi nghe những người nói tiếng nước ngoài. Bởi trong phiên dịch nối tiếp thì điều quan trọng nhất là phiên dịch viên phải nghe rõ những gì được nói.

Kiến thức văn hóa bản địa

Là một phiên dịch viên ngoài việc thành thạo ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, một trong những thách thức mà phiên dịch viên phải đối mặt là kiến thức sâu rộng về văn hóa bản địa. Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với văn hóa của người nghe ngoại ngữ cũng là một vấn đề. Các thành ngữ và tài liệu tham khảo về văn hóa đại chúng không được phiên dịch tốt có thể khiến người nghe hiểu không hết nghĩa. 

Hơn nữa, phiên dịch viên cũng cần phải nắm các từ địa phương, tiếng lóng để phiên dịch chính xác. Họ sẽ không thể tham khảo tài liệu bởi họ phải tập trung lắng nghe người nói, phân tích thông điệp và chuyển ngữ ngay lập tức.

Thiếu sự chuẩn bị

Sẽ là một thách thức rất lớn nếu các phiên dịch viên nhận được muộn hoặc ít thông tin hội nghị và các diễn giả. Lúc này, phiên dịch viên sẽ rơi vào tình huống không được chuẩn bị tốt và ảnh hưởng đến quá trình phiên dịch nối tiếp.

Sử dụng hình thức phiên dịch chưa phù hợp

Có những tình huống mà việc phiên dịch nối tiếp không phải là hình thức chuyển đổi ngôn ngữ phù hợp nhất. Ví dụ như với cuộc họp quan trọng, số người tham gia trên 100 người thì cần phiên dịch song song (dịch cabin). Hoặc dịch từ xa nếu các bên tham gia bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế di chuyển giữa các vùng trong tình hình dịch Covid-19, nếu đi công tác thì cần phiên dịch tháp tùng. Chính vì thế, hãy nghiên cứu kỹ về tình huống, dự án mà lựa chọn hình thức phiên dịch phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

Yêu cầu với một phiên dịch viên phiên dịch đuổi – nối tiếp

Một phiên dịch viên nối tiếp cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng để thực hiện tốt vai trò của mình. Dưới đây là những kỹ năng cần có của một phiên dịch viên nối tiếp:

1.  Thông thạo hai ngôn ngữ

Việc nói thông thạo hai ngôn ngữ là yêu cầu bắt buộc với phiên dịch viên. Chỉ khi thông thạo ngôn ngữ, vốn từ vựng phong phú thì việc chuyển ngữ mới dễ dàng và chính xác. Hơn nữa, phiên dịch viên cũng cần có kiến ​​thức chuyên môn cơ bản về lĩnh vực mình tham gia phiên dịch.

2.  Kỹ năng nghe – hiểu – truyền đạt tốt

Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với người làm nghề phiên dịch. Họ cũng phải có kỹ năng lắng nghe, phân tích và sắp xếp thứ tự ưu tiên thông tin mà họ nhận được và xử lý cực kỳ nhanh chóng.

3.  Tốc ký hoặc hình thức ghi chú có cấu trúc khác

Có thể nói viết tốc ký là một kỹ năng quan trọng của phiên dịch viên nối tiếp. Bởi có những lời thoại dài thì buộc phiên dịch viên phải ghi nhớ và xử lý bằng cách ghi nhanh vào sổ. Đặc biệt với phiên dịch viên sở hữu bộ chữ viết tắt thì việc ghi chú vô cùng hiệu quả. Họ sẽ có các ký hiệu ghi chú riêng để đảm bảo ghi nhớ hết nội dung cần chuyển ngữ. 

4.  Kỹ năng diễn đạt

Phiên dịch viên cần phải có kỹ năng diễn đạt trôi chảy, hiệu quả và đảm bảo nội dung phiên dịch. Khi nắm được nội dung chuyển ngữ thì phiên dịch viên cần có cách diễn đạt lại đúng, đủ ý nghĩa nội dung đó. Tránh việc diễn đạt rườm rà, khó hiểu. Điều này không chỉ gây khó chịu với người nghe mà còn ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả công việc của đôi bên.

5.  Nhận thức về văn hóa

Một yêu cầu quan trọng nữa là phiên dịch viên phải có hiểu biết sâu sắc về văn hóa của những người mà họ đang truyền đạt thông tin. Điều này có thể giúp họ thực hiện tốt mọi thứ, từ cách diễn đạt câu đúng cách, xử lý đúng câu câu từ, thành ngữ, đến đảm bảo sử dụng đúng giọng điệu.

6.  Quản lý cảm xúc tốt

Vì bản chất phiên dịch là ngành nghề làm việc trong nhiều môi trường khác nhau nên cần người làm nghề phải biết cách quản lý cảm xúc của mình. Ví dụ như khi phiên dịch trong môi trường Pháp lý, Y tế, người phiên dịch sẽ đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm như: xét xử tội phạm, cấp cứu hoặc thậm chí tử vong,… Lúc này người phiên dịch cần giữ vững lý trí và cảm xúc để thực hiện tốt công việc của mình.

Bạn cần dịch vụ phiên dịch đuổi chất lượng cao? Liên hệ ngay Tomato

Tomato Media là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phiên dịch đuổi chất lượng cao, uy tín trên toàn quốc. Tomato cung cấp phiên dịch viên cho các trường hợp như: phiên dịch chuyển giao công nghệ, phiên dịch đi cùng đến phòng công chứng, phiên dịch hiện trường, tọa đàm, hội nghị, hội chợ, phiên dịch cho đám cưới… Để đăng ký dịch vụ, hãy liên hệ ngay với Tomato thông qua các phương thức sau:

  • Hotline: 0938 596 333
  • Zalo: 0938 596 333
  • Email: info@tomatomediavn.com
  • Website: https://tomatotranslation.com/ 

Chúng tôi sẽ liên hệ với khách hàng trong vòng 15 phút sau khi nhận được yêu cầu để tư vấn, báo giá chi tiết, cụ thể.

Những câu hỏi thường gặp về phiên dịch đuổi/nối tiếp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về phiên dịch đuổi/nối tiếp mà chúng tôi tổng hợp:

Những mẹo trong phiên dịch đuổi

Dịch đuổi đòi hỏi người dịch phải có khả năng ngôn ngữ, năng lực ghi nhớ và rất nhiều yếu tố khác. Đây là một hình thức dịch khó, do đó, việc áp dụng một số mẹo dịch sau đây sẽ giúp việc chuyển ngữ được chính xác, đơn giản hơn:

  • Ghi chép nhanh những ý chính, người dịch có thể sử dụng những “ký hiệu” cho riêng mình để sắp xếp ý, phân tách ý,… 
  • Bồi dưỡng tố chất tâm lý thật vững vàng, bình tĩnh, linh hoạt xử lý tình huống
  • Đọc trước kịch bản (nếu có)

Phiên dịch viên dịch đuổi làm gì trước những trường hợp phiên dịch khác nhau?

Nhiệm vụ của phiên dịch viên dịch đuổi là truyền đạt hiệu quả thông tin của cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp dịch thuật mà phiên dịch viên dịch đuổi lựa chọn phong cách chuyển ngữ phù hợp:

  • Trong các buổi đàm phán quan trọng, phiên dịch viên thường dùng văn phong trang trọng, tông giọng vừa phải, tốc độ phù hợp
  • Trong các buổi gặp mặt thân mật, ăn uống, chủ yếu là nói chuyện phiếm, phiên dịch viên thường dùng cách nói khẩu ngữ để không khí thoải mái
  • Trong các buổi gặp mặt trang trọng nhưng ấm cúng, phiên dịch viên truyền đạt thông tin một cách thân thiện, đúng mực, giữ không khí hòa hợp của cuộc gặp mặt

Tomato Media cung cấp phiên dịch đuổi cho những chuyên ngành gì?

Tomato Media cung cấp dịch vụ phiên dịch nối tiếp cho hơn 100 chuyên ngành, kể cả những chuyên ngành có độ khó cao như y tế, pháp luật, công nghệ thông tin,…

Tomato Media cung cấp dịch vụ phiên dịch đuổi offline và online trên toàn quốc

Tomato Media ra đời với sứ mệnh “Merge the world into one”, chúng tôi luôn mong muốn trở thành cầu nối ngôn ngữ cho tất cả những khách hàng có nhu cầu dịch thuật. Do đó, Tomato Media là một trong những đơn vị dịch thuật chất lượng cao cung cấp dịch vụ phiên dịch đuổi ở khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin về dịch đuổi (dịch nối tiếp) và những điều liên quan. Bạn cần một dịch vụ phiên dịch đuổi? Hãy liên hệ ngay với Tomato để được hỗ trợ tốt nhất cho dự án của bạn.

Messages Zalo
Phone