Cho thuê thiết bị phiên dịch, cabin phiên dịch – Hiểu rõ để tìm dịch vụ uy tín Để có thể tìm được dịch vụ cho thuê thiết bị phiên dịch, cabin phiên dịch uy tín, chuyên nghiệp, trước hết bạn cần nắm được một số thông tin sau: Thiết bị phiên dịch Cabin là [...]
Phiên dịch là gì? Hiểu đúng về các hình thức phiên dịch
Phiên dịch rất cần thiết khi thực hiện quá trình trao đổi thông tin bằng lời nói giữa hai hoặc nhiều người không dùng chung ngôn ngữ. Nếu không có “cầu nối” này, cuộc hội thoại sẽ không thể diễn ra như ý. Vậy thực chất phiên dịch là gì? Tham khảo các thông tin dưới đây để hiểu đúng hơn về nghề.
Tùy chọn định giá duy nhất – Vì vậy, chi phí tối ưu hơn
Yêu cầu phiên dịch – Báo giá nhanh chóng, tiết kiệm
Hãy mô tả nhu cầu phiên dịch của bạn, đội ngũ của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn nhanh chóng để hỗ trợ bạn sớm nhất.
* Chúng tôi ngay lập tức cung cấp, chỉ trong vòng 15 phút kể từ khi có yêu cầu, báo giá chi tiết bao gồm chi phí, thời gian hoàn thành và phương thức thực hiện.
NỘI DUNG (CONTENT)
Phiên dịch là gì? Phiên dịch khác với biên dịch thế nào?
Phiên dịch là gì? Phiên dịch (thông dịch) là dịch thuật bằng lời nói một cách đồng thời hay nối tiếp 1 câu nói/đoạn văn/văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên được nghĩa gốc. Nhằm mục đích giúp những người không dùng chung ngôn ngữ hiểu và nắm bắt được ý kiến của đối phương.
Thế nhưng hiện tại, một số người vẫn hiểu lầm phiên dịch và biên dịch là hai loại hình giống nhau. Thực chất, đây là hai vấn đề chuyển ngữ hoàn toàn khác biệt. Hình thức thông dịch có rất nhiều áp lực cao về thời gian chuyển ngữ, tốc độ dịch, kỹ năng ứng biến cũng như tác phong làm việc của dịch thuật viên.
Trong khi đó, biên dịch là hình thức chuyển ngữ bằng văn viết. Do đó, vấn đề quan trọng nhất của biên dịch là tính chính xác cùng văn phong mạch lạc, trôi chảy, đủ nghĩa của bản dịch chứ không đặt nặng các yêu cầu trên như phiên dịch.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm hiểu chi tiết biên dịch là gì? Các loại hình biên dịch hiện nay
- Tìm hiểu dịch thuật (phiên dịch + biên dịch) chi tiết nhất
Phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch viên hay thông dịch viên là những người thực hiện công tác chuyển ngữ bằng lời nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trong đó, thành công của một người phiên dịch là hỗ trợ cho các bên tham gia đối thoại hay đang thực hiện giao tiếp hiểu rõ được ý kiến và thông điệp lẫn nhau.
Một điểm khiến nhiều người hâm mộ các thông dịch viên chính là họ thường được đi công tác ở nhiều nơi, gặp gỡ cùng trò chuyện với nhiều người, giao lưu và mở rộng hiểu biết với nhiều hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội… Thêm vào đó, thu nhập cùng cơ hội thăng tiến trong nghề cũng rất hấp dẫn.
Đặc biệt, với những người thông thạo nhiều ngoại ngữ, am hiểu tiếng Việt sâu rộng, ngoại hình sáng. Đa phần sẽ có được những công việc với mức thu nhập đáng mơ ước. Thế nhưng, đi kèm với cơ hội là áp lực nặng nề, đòi hỏi người phiên dịch viên phải không ngừng trau dồi bản lĩnh, nâng cao kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ của bản thân.
Các loại hình phiên dịch phổ biến trên thế giới
Hiện tại, trên thế giới đang có 5 loại hình phiên dịch thông dụng sau:
- Dịch đuổi/dịch nối tiếp
Hình thức này có tên tiếng Anh là Consecutive Interpreting. Quá trình chuyển ngữ được thực hiện ngay sau khi người phát biểu ngôn ngữ gốc vừa nói xong. Với loại hình dịch đuổi hay dịch nối tiếp, thông dịch viên có thể nhờ người nói dừng lại hoặc lặp lại câu nói để đảm bảo độ chính xác tốt hơn.
Ưu điểm của hình thức này là không cần sử dụng đến các thiết bị nghe nói, thu âm phức tạp và việc bố trí thời gian cũng khá linh động. Trường hợp có thể áp dụng dịch đuổi cũng rất đa dạng như thông dịch hội nghị, hội thảo, họp bàn ký kết hợp đồng, họp báo công bố sản phẩm, hướng dẫn du lịch, phỏng vấn, đào tạo nhân lực …
Tìm hiểu chi tiết, đầy đủ về phiên dịch đuổi/nối tiếp
- Dịch song song/dịch cabin
Tên tiếng Anh của dịch cabin hay dịch song song là simultaneous interpreting, thuộc nhóm chuyển ngữ có độ phức tạp nhất trong dịch vụ phiên dịch. Với loại hình này, người thông dịch phải vừa dịch nghĩa cùng lúc với người nói ngôn ngữ gốc, vừa nghe và hiểu nghĩa của câu nói liền kề. Trong đó, người dịch thường sẽ ngôi trong một buồng cabin kín có lắp các thiết bị như micro, tai nghe để tiến hành chuyển ngữ.
Tuy nói là dịch “cùng lúc” nhưng thực thật quá trình diễn dịch sẽ mất khoảng 5 – 10 giây sau câu nói trước đó. Vì thời gian xử lý dịch thuật cực kỳ hạn chế (chỉ vài giây), nên người dịch buộc phải chuyển ngữ thật dứt khoát để tránh bị chậm nhịp ở các câu nói sau, gây thiếu hụt thông tin cho cuộc trao đổi.
Có thể nói, mục tiêu cao nhất của hình thức dịch cabin là dịch chính xác và đầy đủ nhất những gì người nói đã phát biểu chứ không diễn giải lại câu nói sao cho thật trau chuốt theo một cách khác. Các trường hợp áp dụng hình thức này thường ở các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế, cuộc họp cấp cao, buổi trao đổi thông tin có tính chất quan trọng,…
Tìm hiểu đầy đủ, chi tiết về phiên dịch cabin/song song
- Dịch thầm
Phiên dịch thầm có tên tiếng Anh là whispered interpreting. Một loại hình thông dịch gần giống dịch song song. Điểm khác biệt là người dịch sẽ chuyển ngữ bằng cách thì thầm vào tai người nghe hoặc nói nhỏ trong một nhóm khoảng 3 – 4 người nghe.
Ưu điểm của loại hình này là đảm bảo tính riêng tư, giữ bí mật được thông tin và không gây ảnh hưởng đến cuộc thảo luận chung của mọi người. Trường hợp áp dụng dịch thầm thường tại các cuộc thương thảo, đàm phán kinh doanh hay các phiên tòa xử án…
- Thông dịch từ xa (online)
Trong thời đại dịch Covid-19 hiện nay, thông dịch từ xa được xem như một giải pháp hữu hiệu cho các cuộc họp bàn, hội thảo, giúp phòng ngừa tối đa lây nhiễm bệnh trong cộng đồng. Để thực hiện phương pháp trên, phiên dịch viên cần phải có đầy đủ các công cụ hỗ trợ nghe, nói hoặc nhìn như laptop, internet, microphone, headphone, mobile phone…
Sau đó, quá trình thông dịch sẽ được diễn ra thông qua các hình thức như gọi thoại hoặc video call bằng Zalo, Google Meet, Zoom, Skype… Thông thường, người dịch sẽ áp dụng hình thức dịch song song hay dịch tiếp nối để chuyển ngữ cho các bên tham gia hội thoại.
- Thông dịch tháp tùng (hộ tống)
Với phiên dịch tháp tùng, thông dịch viên thường đóng vai trò như một trợ lý hộ tống theo sát bên khách hàng trong các chuyến công tác, cuộc họp, du lịch,… Họ sẽ sử dụng hình thức dịch tiếp nối hoặc dịch thầm để truyền tải thông tin cho khách hàng. Cũng như thông dịch lại các câu nói của khách đến mọi người.
Khi tham gia dịch tháp tùng, người phiên dịch không chỉ có trách nhiệm chuyển ngữ mà còn góp phần giúp khách hàng kết nối với đối tác, hỗ trợ họ hiểu thêm về văn hóa, ẩm thực, cách giao tiếp với người bản xứ. Từ đó thúc đẩy sự thành công của các thương vụ hợp tác thương mại, chính trị hay quốc phòng.
Tìm hiểu chi tiết về các hình thức phiên dịch phổ biến hiện nay.
Các tình huống cần phiên dịch tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn,…
Những loại hình phiên dịch trên thường được dùng trong các tình huống thông dịch tiếng Anh, phiên dịch tiếng Trung, Nhật, Hàn,… như sau.
Phiên dịch hội nghị, hội thảo
- Hội nghị, hội thảo nghị sự cấp cao về các vấn đề môi trường, chính trị hay giải pháp phát triển kinh tế có tính toàn cầu, họp bàn hợp tác giữa chính phủ các quốc gia…
- Hội nghị, hội thảo chuyên ngành
- Hội nghị, hội thảo hợp tác thương mại doanh nghiệp, tổng kết kết quả kinh doanh…
- Hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm du học, truyền thông, tài chính…
- Hội nghị và hội thảo tập huấn nhân viên, cán bộ
- …
Phiên dịch đàm phán
- Thông dịch cho các đối tượng cá nhân bao gồm: Thỏa thuận ly hôn, chuyển nhượng – phân chia tài sản, giải quyết các tranh chấp xung đột, thỏa thuận hợp đồng mua bán đất hay cho thuê nhà…
- Phiên dịch đàm phán tại các công ty, tập đoàn, tổ chức như: Họp bàn hợp tác liên doanh, họp bàn chuyển nhượng cổ phần, họp hội đồng quản trị, hội thảo kinh doanh, họp bàn ký kết hợp đồng mua – bán hay sáp nhập…
- Phiên dịch đàm phán quốc tế: Liên quan đến các cuộc gặp, viếng thăm giữa chính phủ hai nước, các cuộc đàm phán song phương hay đa phương quốc tế, các cuộc họp hội nghị đa quốc gia về chính trị, quân sự, y tế, ngoại giao…
Phiên dịch sự kiện, hội chợ, triển lãm
- Thông dịch tại các hội chợ – triển lãm thương mại: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công nghệ sản xuất, trưng bày thiết bị công nghệ thông tin…
- Thông dịch cho các triển lãm và hội chợ phi thương mại đa ngành nghề: Hội chợ ẩm thực, triển lãm văn hóa, trưng bày trang phục cổ truyền, triển lãm ảnh nghệ thuật, hội họa…
- Thông dịch ở những hội chợ – triển lãm hợp tác quốc tế hay hội chợ theo vùng miền như: Hội chợ hàng xuất nhập khẩu, hội chợ giao lưu văn hóa, triển lãm về thành tựu hợp tác phát triển quốc tế…
Thông dịch cho dự án
- Phiên dịch tại các dự án xây dựng nhà máy, khu công nghiệp…
- Phiên dịch cho các dự án đàm phán hợp tác về kinh doanh, giáo dục, y tế, quân sự, môi trường, nông nghiệp…
- Phiên dịch dự án về tập huấn doanh nghiệp, tập huấn cán bộ công nhân viên chức nhà nước…
- Phiên dịch cho các dự án nghiên cứu khoa học
- …
Phiên dịch công xưởng, công trường, nhà máy
- Thông dịch cho các cuộc khảo sát thực địa xây dựng công trình
- Phiên dịch tiến độ thi công công trình
- Phiên dịch cho các buổi tập huấn các bộ công nhân viên
- Thông dịch trong các cuộc họp bàn báo cáo tiến độ công việc
- Thông dịch thông tin về hệ thống dây chuyền sản xuất, chất lượng vận hành
- …
Phiên dịch tòa án
- Phiên dịch tòa án giải quyết các vấn đề dân sự: ly hôn, tranh chấp tài sản, hòa giải xung đột…
- Thông dịch tòa án liên quan đến yếu tố hình sự: hành hung người, cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu…
5 cấp độ phiên dịch (thông dịch) phổ biến
Theo đó, để giúp phân định chuẩn xác thông dịch viên phù hợp cho các hình thức và tình huống cần thông dịch, kỹ năng phiên dịch thường được chia thành 5 cấp độ phổ biến sau đây.
- Cấp 1. Trợ lý ngôn ngữ
Người dịch ở cấp độ 1 không phải là phiên dịch viên mà thường được xem như những “trợ lý ngôn ngữ”. Họ chỉ cần đạt trình độ ngoại ngữ căn bản để thực hiện việc chuyển ngữ trong các cuộc hội thoại giao tiếp phổ thông như hỏi thăm nhau về gia đình, công việc, sở thích hay trao đổi công việc…
- Cấp 2. Thông dịch viên bán chuyên
Họ chủ yếu là những người phiên dịch đạt trình độ ngoại ngữ trung cấp, không được đào tạo chuyên sâu về nghề thông dịch. Các phiên dịch viên này đa phần sẽ chuyển ngữ trong nhiều tình huống liên quan đến các cuộc họp, trao đổi công việc có tính chất nội bộ giữa những người cùng hội nhóm hay doanh nghiệp.
- Cấp 3. Phiên dịch
Đây là cấp năng lực thấp nhất trong phiên dịch chuyên nghiệp. Người thuộc cấp độ này thường có trình độ ngoại ngữ trên trung cấp, từng được đào tạo chuyên môn từ cấp 3 trở lên. Do đó, hầu hết họ sẽ nhận phiên dịch chuyên ngành cho riêng một lĩnh vực như giáo dục, môi trường, ngân hàng, công tác xã hội, y học…
- Cấp 4. Thông dịch hội nghị
Đây là những thông dịch viên đạt trình độ nghiệp vụ cao, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh tốt, am hiểu ngoại ngữ chuyên sâu của một hoặc nhiều chuyên ngành. Họ có đủ năng lực và trình độ để thực hiện được nhiều loại hình phiên dịch khác nhau như dịch nối tiếp/dịch đuổi, dịch song song/dịch cabin, dịch tháp tùng cho các cuộc hội nghị, hội thảo, họp bàn thương mại, đàm phán kinh doanh…
- Cấp 5. Phiên dịch viên hội nghị cấp cao
Cấp độ đẳng cấp nhất trong 5 cấp độ. Họ là những người phiên dịch viên có năng lực cùng kỹ năng xử lý tình huống vô cùng vượt trội, đầy bản lĩnh với tác phong làm việc cực kỳ chuyên nghiệp cùng thâm niên cao trong nghề.
Các thông dịch viên cấp độ 5 có khả năng tham gia được tất các hình thức dịch thuật như dịch cabin hội nghị, hội thảo cấp quốc tế, phiên dịch trong các sân khấu được truyền hình trực tiếp, các cuộc họp đàm phán đa quốc gia, dẫn chương trình song ngữ… Một số người còn có năng lực lãnh đạo để tổ chức công việc và giám sát cho nguyên một đội thông dịch.
Kỹ năng cần có của một thông dịch viên
Để trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp, người dịch cần có ít nhất là 5 kỹ năng cơ bản sau.
- Kỹ năng vận dụng ngoại ngữ
Một người phiên dịch không chỉ cần phải có kỹ năng chuyển ngữ tốt mà còn phải nắm bắt được hình thái và cách vận dụng vốn từ, cấu trúc câu vững vàng. Nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là truyền đạt chính xác và đầy đủ ý nghĩa thông điệp từ ngôn ngữ gốc.
Muốn đạt được kỹ năng trên, người dịch bên cạnh việc rèn luyện khả năng nghe và tốc độ chuyển ngữ, cần thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức cùng vốn từ ngữ chuyên ngành để có thể xử lý tốt các trường hợp phát sinh bất ngờ. Hơn nữa, việc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ phải được áp dụng với cả tiếng mẹ đẻ lẫn các loại ngôn ngữ đang thông thạo.
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Đây là kỹ năng cần thiết phải có của tất cả các phiên dịch viên chuyên nghiệp. Vì người thông dịch hầu như phải tham gia dịch thuật trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này khiến họ sẽ có thể gặp nhiều từ khó, từ hiếm mà bản thân không hiểu nghĩa. Để giải quyết vấn đề, biện pháp tốt nhất là nâng cao kỹ năng tra cứu với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing…
- Kỹ năng lắng nghe – hiểu – truyền đạt
Khi thông dịch, não người dịch phải thực hiện đồng thời 2 việc nghe và hiểu nghĩa câu nói chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Tiếp theo là truyền tải lại đúng nghĩa câu nói ấy bằng một ngôn ngữ khác. Vì vậy, để trở thành một phiên dịch viên thạo nghề, nhóm kỹ năng lắng nghe – hiểu – truyền đạt luôn phải được tôi rèn thường xuyên, liên tục trong suốt sự nghiệp của họ.
- Thường xuyên nâng cao hiểu biết về các kiến thức tổng hợp
Với nghề phiên dịch, một trong những cách để thông dịch viên giải quyết tốt các tình huống phát sinh bất ngờ chính là sự am hiểu sâu rộng về vốn kiến thức chinh trị, văn hóa, tính cách con người từng quốc gia, khu vực. Để có được sự hiểu biết trên, phiên dịch viên cần thường xuyên nâng cao kỹ năng đọc, chịu khó phổ cập thêm các kiến thức nền tảng về xã hội, văn hóa, lịch sử… thông qua sách, báo đài, truyền hình, internet…
- Tính kỷ luật cao, tác phong ăn mặc nghiêm túc, chuyên nghiệp
Phiên dịch viên chuyên nghiệp là người phải luôn đến sớm trước khi buổi thông dịch diễn ra từ 15 – 30 phút. Đồng thời cần chú trọng đến cách thức ăn mặc, phong cách ứng xử sao cho phù hợp nhất với dự án hay sự kiện cần tham gia dịch thuật.
Trong quá trình dịch thuật, nhất là với các trường hợp dịch ở tòa án hay phòng phẫu thuật, người dịch cũng cần phải có khả năng khống chế tốt cảm xúc để đảm bảo quá trình chuyển ngữ được diễn ra thành công.
Những khó khăn trong nghề thông dịch
Trang bị đầy đủ các kỹ năng quan trọng trong nghề phiên dịch là cách tốt nhất để đối phó với các thách thức gặp phải khi làm việc. Trong đó, điển hình nhất là các khó khăn dưới đây.
- Áp lực công việc rất nặng
Việc phải lắng nghe và chuyển ngữ liên tục trong nhiều giờ liền với cường độ cao, khiến đầu óc phiên dịch viên dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Nếu tâm lý không vững vàng cùng kỹ năng yếu, khả năng lớn là họ sẽ làm hỏng buổi dịch thuật.
- Cạnh tranh khốc liệt và dễ bị đào thải
Nếu thông dịch viên không biết ít nhất từ 2 ngoại ngữ trở lên, họ sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với các phiên dịch viên không chuyên và làm giảm đi cơ hội được hợp tác với các dự án lớn. Chưa kể việc kém hiểu biết về ngôn ngữ hay kiến thức văn hóa, chuyên ngành cũng khiến họ dễ bị bỏ lại rất xa.
- Tính kỷ luật trong nghề rất cao
“Đạo đức của nghề phiên dịch” chính là phiên dịch viên bắt buộc phải có sự trung thực tuyệt đối với ngôn ngữ nguồn. Nội dung dịch phải đảm bảo truyền đạt đầy đủ thông tin, ý nghĩa của câu nói gốc, chỉ một sự sai lệch về một cụm từ hay 1 từ đều rất dễ dẫn đến sự sai lệch cho cả bản dịch, gây nên hiểu lầm nghiêm trọng cho các bên tham gia trao đổi.
- Dễ bị hi sinh thời gian cho gia đình, bạn bè
Tính chất nghề thông dịch thường phải di chuyển nhiều nơi liên tục, đôi lúc phải đi công tác suốt nhiều tuần hay hàng tháng trời. Điều này dễ dẫn đến quỹ thời gian dành cho gia đình và bạn bè của phiên dịch viên bị thu hẹp lại. Nếu bạn thuộc tuýp người không yêu thích việc đi lại liên tục ở nhiều nơi, không muốn sống xa nhà quá lâu thì phiên dịch có lẽ không phù hợp cho bạn đâu.
Tuy nhiên, không có công việc nào đều toàn mặt tốt. Mọi nghề nghiệp đều sở hữu hai mặt tốt và xấu, nghề phiên dịch cũng vậy. Cho nên, nếu bạn là người yêu thích ngôn ngữ, giao tiếp bằng lời nói, khả năng chịu áp lực tốt và sẵn sàng đi đến bất kỳ đâu mà công việc yêu cầu thì nghề thông dịch sẽ giúp cho bạn đạt được rất nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn tinh thần.
Biên dịch và phiên dịch là hai công việc khác biệt
Phiên dịch và biên dịch đều là hình thức của dịch thuật nhưng lại rất khác nhau về tính chất công việc. Dưới đây là một số điểm khác biệt của hai nghề này.
Đặc điểm | Biên dịch | Phiên dịch |
Cách thức chuyển ngữ | Bản dịch được thể hiện bằng ngôn ngữ viết | Truyền đạt nội dung bằng văn nói |
Thời gian thực hiện | Không bị áp lực lớn về thời gian. Người dịch luôn có một khoảng thời gian để chuẩn bị và dịch thuật. | Áp lực lớn về thời gian. Người dịch phải vừa nghe, hiểu và chuyển ngữ tức thời nhưng vẫn đảm bảo giữ đúng tính chuẩn xác cho câu nói của ngôn ngữ gốc. |
Công cụ hỗ trợ | Được sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ dịch thuật như từ điển, phần mềm kiểm tra lỗi, phần mềm tin học văn phòng… |
Hầu hết không có công cụ để hỗ trợ dịch thuật. Nếu có, thường là các công cụ liên quan đến các thiết bị như tai nghe, microphone. Với người phiên dịch từ xa sẽ có thêm điện thoại, laptop, phần mềm họp trực tuyến… |
Độ chuẩn xác | Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc và có tiêu chuẩn rất cao trong nghề biên dịch | Độ chuẩn xác thường thấp hơn so với nghề biên dịch. |
Sự mạch lạc, trôi chảy | Luôn phải có trong các bản dịch vì người dịch có thời gian nhiều thời gian để chuyển ngữ hơn phiên dịch. | Không có sự trôi chảy, liền mạch trong lời dịch như biên dịch. |
Số lượng người tham gia dịch thuật | Có thể có nhiều người tham gia | Đa số thường phải làm việc độc lập |
Cần thông dịch cho dự án của bạn, hãy chọn những chuyên gia
Có thể thấy, phiên dịch là nghề khó. Nếu cần phải tìm thông dịch viên chuyên nghiệp, bạn đừng nên chỉ ưu tiên về giá. Bởi tìm dịch vụ rẻ không khó nhưng kiếm được phiên dịch viên “đáng đồng tiền bát gạo” thì vô cùng khó khăn. Thế nên, điều quan trọng nhất với Tomato là chất lượng phiên dịch viên.
Đó phải là những người được đào tạo bài bản từ cử nhân trở lên, với tối thiểu 4 năm kinh nghiệm. Vì đây chính là nhân tố hàng đầu để chúng tôi nhận được lòng tin của đông đảo khách hàng. Hơn nữa, để tối ưu giá thành và độ chuẩn xác khi phiên dịch, công ty đã xây dựng nên một hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.
Hướng đến mục tiêu giúp khách hàng luôn có được những phiên dịch viên đủ đầy năng lực cùng bản lĩnh nghề, mang lại thành công cho mọi dự án dịch thuật. Giống như biểu tượng quả cà chua của công ty, không chỉ đỏ tươi ở lớp vỏ mà còn đỏ mọng cả bên trong. Liên hệ Hotline 0938 596 333, để kiểm chứng ngay dịch vụ của Tomato, bạn chắc chắn sẽ đạt được sự hài lòng tối đa.
Hy vọng những chia sẻ về phiên dịch là gì ở trên hữu ích với bạn.