THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO THÊM PHẦN TINH VI >> CHÚ Ý ĐỀ CAO CẢNH GIÁC Thời gian gần đây, xuất hiện các đối tượng lợi dụng thương hiệu TOMATO TRANSLATION để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cụ thể phương thức là dùng nick clone, giả mạo danh nghĩa công ty và [...]
Top 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới tìm hiểu chi tiết
Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ với những đặc điểm về từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm, cách sử dụng khác nhau. Liệu bạn có bao giờ tò mò đâu là những ngôn ngữ khó nhất thế giới? Hãy cùng Tomato Media tìm hiểu qua bài viết này.
NỘI DUNG (CONTENT)
Trên thế giới có tất cả bao nhiêu ngôn ngữ?
Ngôn ngữ khó nhất thế giới là tiếng nào? Trước khi tìm câu trả lời, chúng ta nên biết rằng trên thế giới có tổng cộng 2650 ngôn ngữ với hơn 7000 tiếng địa phương. Mỗi ngôn ngữ có đặc thù riêng và được xếp thành nhóm dễ, trung bình và khó. Mức độ này được áp dụng đối với cả việc học và biên dịch tài liệu hay phiên dịch.
Tổng hợp các ngôn ngữ khó nhất thế giới
Dưới đây là tổng hợp 10 ngôn ngữ khó nhất thế giới dựa trên các tiêu chí về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc,…
① Tiếng Quan Thoại (Tiếng Trung Quốc/Trung Hoa)
- Chữ viết: chữ Trung Quốc
- Ngôn ngữ chính thức: Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore
- Số người nói: 1,28 tỷ
Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ khá thông dụng, được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người ở Malaysia, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Philippines, Mông Cổ,…. Bảng chữ cái của tiếng Trung là dạng chữ tượng hình với bảng chữ cái phồn thể và giản thể.
Tiếng Trung Quốc được xếp vào hàng một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới vì có hệ thống chữ viết với hơn 3000 ký tự khác nhau và để đọc viết thành thạo tiếng Trung thì bạn cần ghi nhớ 10000 ký tự cùng hơn 3000 từ vựng cơ bản. Ngữ pháp tiếng Trung không quá phức tạp nhưng âm điệu, thanh tiết, cách cấu tạo từ vựng luôn là một thử thách đối với người dịch.
Bài liên quan: Dịch vụ dịch thuật tiếng Trung chất lượng hàng đầu, giá cả tốt nhất
② Tiếng Ả Rập
- Chữ viết: chữ Ả Rập
- Ngôn ngữ chính thức: 26 quốc gia như Ả Rập Saudi, Ai Cập, Yemen
- Số người nói: +300 triệu
Ngôn ngữ này được sử dụng phổ biến bởi khoảng 420 triệu người tại các quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập, thiểu số tại các quốc gia lân cận và một phần châu Á, châu Phi, và châu Âu. Bảng chữ cái tiếng tiếng Ả Rập có 28 ký tự, gây khó khăn cho người dịch bởi các ký tự chữ cái sử dụng hệ chữ đặc trưng riêng. Ngoài ra cấu tạo từ của tiếng Ả Rập cũng rất phức tạp khi từ một từ gốc có thể tạo ra nhiều loại từ khác nhau không cùng ý nghĩa.
Bài liên quan: Dịch vụ dịch thuật tiếng Ả Rập uy tín, chuẩn xác
③ Tiếng Nhật
- Chữ viết: Kanji, Hiragana và Katakana
- Ngôn ngữ chính thức: Nhật Bản
- Số người nói: +120 triệu
Đây là ngôn ngữ chịu sự ảnh hưởng của tiếng Trung nên hệ thống kí tự chữ cái của tiếng Nhật cũng rất đa dạng và phức tạp. Tiếng Nhật theo đánh giá của nhiều người là ngôn ngữ khó thứ 3 trên thế giới. Ngôn ngữ này được 125 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Tiếng Nhật bao gồm 3 bảng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana. Ngoài ra còn có Romaji, loại chữ này thường được dùng bởi những người dùng bảng chữ cái Latin (ví dụ như người Việt). Tuy nhiên Romaji chỉ giúp người học tiếng Nhật nhớ cách phát âm, không phải là bảng chữ chính thống.
Người học ngoài việc ghi nhớ hàng ngàn ký tự khác nhau còn phải học cách ghép lại để tạo thành các từ. Chính sự đa dạng về ký tự và cách ghép từ khiến việc học và ghi nhớ từ vựng tiếng Nhật trở nên rất khó. Ngoài ra, hệ thống ngữ điệu, cách dùng tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ cũng làm không ít người dịch bối rối nếu chưa thành thạo ngôn ngữ này.
Bài liên quan: Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật chuẩn xác ~100%, quy trình đơn giản, nhanh chóng
④ Tiếng Hàn Quốc
- Chữ viết: Hangul
- Ngôn ngữ chính thức: Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên
- Số người nói: 75 triệu
Tiếp tục là một ngôn ngữ chịu sự ảnh hưởng từ tiếng Trung, được sử dụng bởi hơn 77 triệu người tại Hàn Quốc, bán đảo Triều Tiên và khu vực Hoa Bắc thuộc Trung Quốc.
Ngôn ngữ này sử dụng hệ kí tự, chữ viết cùng cách phát âm khác biệt so với hệ chữ latinh, về bản chất là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái nên sẽ khiến người dịch mất nhiều thời gian để ghi nhớ chữ cái, ký tự. Ngôn ngữ này sử dụng một bảng chữ cái tiếng Hàn riêng có tên gọi là Hangul với những ký tự được ghép lại với nhau theo hình khối, gồm ít nhất một nguyên âm và các phụ âm khá độc đáo. Ngoài mặt chữ viết, tiếng Hàn cũng có nhiều cách chia động từ phức tạp cùng các cấu trúc câu khó nhớ.
⑤ Tiếng Thái
- Chữ viết: chữ Thái Lan
- Ngôn ngữ chính thức: Thái Lan
- Số người nói: 60 triệu
Tiếng Thái (hay còn gọi là tiếng Xiêm) là một thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai và được sử dụng tại Thái Lan. Tiếng Thái được xếp vào hàng những ngôn ngữ khó nhất thế giới vì cách phát âm, khẩu hình miệng rất phức tạp. Theo thống kê, có gần một nửa từ tiếng Thái được vay mượn từ tiếng Khmer cổ, tiếng Pali hoặc Phạn ngữ. Vì vậy, hệ thống chữ viết của ngôn ngữ này đã mang đến một thử thách lớn cho người dịch bởi bạn cần thông thạo bảng chữ cái gồm 44 phụ âm, 32 nguyên âm và 6 âm sắc.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ Thái có tính chất đơn âm sử dụng âm sắc. Vì vậy, ngôn ngữ này sẽ gây khó khăn cho những phiên dịch viên vì đã quen với cách nói các từ dài, mạnh mẽ và không có âm sắc cụ thể.
⑥ Tiếng Việt
- Chữ viết: Latinh
- Ngôn ngữ chính thức: Việt Nam
- Số người nói: 95 triệu
Người ta có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Thật vậy, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng bởi hơn 97 triệu người Việt Nam và kiều bào người Việt. Tiếng Việt được nhiều phiên dịch viên nước ngoài đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới.
Tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Latinh nên có bảng chữ viết tương đối giống nên những nước sử dụng cùng hệ chữ này sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để ghi nhớ mặt chữ. Tuy nhiên, ngữ pháp, âm điệu, cách xưng hô, sự linh hoạt trong cách nói và viết, hệ thống từ đồng âm khác nghĩa,… đa dạng của tiếng Việt sẽ khiến không ít phiên dịch viên phải đau đầu.
⑦ Tiếng Nga
- Chữ viết: Chữ Kirin
- Ngôn ngữ chính thức: Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan
- Số người nói: +150 triệu
Tiếng Nga là một ngôn ngữ chính thức của khoảng 258 triệu người sinh sống ở Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, cũng như được sử dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia Baltic, Kavkaz và Trung Á. Đây là ngôn ngữ có hệ thống chữ cái rất khác biệt so với các ngôn ngữ có gốc latinh. Tiếng Nga sử dụng hệ chữ Cyrillic (Kirin) được dùng chủ yếu cho các ngôn ngữ Slav và Trung Á. Bảng chữ cái tiếng Nga bao gồm tổng cộng 33 ký tự.
Đặc biệt, việc phát âm, nhấn trọng âm trong tiếng Nga cũng cực kỳ khó và có nhiều điểm khác biệt so với các ngôn ngữ khác. Cách viết và cách phát âm hoàn toàn không giống nhau và phiên dịch viên sẽ có thể gặp khó khăn khi phát âm các cụm phụ âm nối liền. Bên cạnh đó, việc nhấn trọng âm của tiếng Nga rất khó đoán và dường như không có quy tắc nhất định. Đôi khi chỉ cần người dịch nhấn trọng âm sai có thể khiến người nghe hoàn toàn không nắm được thông điệp bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, việc phải đối mặt với ngữ pháp phức tạp, 6 cách cùng cách sử dụng động từ “hoàn thành thể” và “chưa hoàn thành thể” khiến không ít phiên dịch viên dù là người biết tiếng Nga lâu năm phải hoang mang.
⑧ Tiếng Ba Lan
- Chữ viết: Latinh
- Ngôn ngữ chính thức: Ba Lan
- Số người nói: 50 triệu
Tiếng Ba Lan được sử dụng bởi hơn 38 triệu người Ba Lan cũng như nhiều người đến từ các khu vực như Ukraina, Belarus, Romania, Đức, Pháp, Anh và Mỹ. Tổng ước tính số người có thể sử dụng thành thạo tiếng Ba Lan trên toàn thế giới có thể lên đến 45 triệu người. Tiếng Ba Lan có số lượng người nói đông thứ hai trong số nhóm ngôn ngữ gốc Slav, sau tiếng Nga.
Dù được sử dụng phổ biến nhưng khó ai có thể phủ nhận độ khó của ngôn ngữ này. Điểm khó của tiếng Ba Lan ở phần ngữ pháp phức tạp cùng cách chia từ vựng thành ba giống là giống cái, giống đực và giống trung. Đi cùng với đó là 4 cách là tặng cách, đối cách, danh cách và sở hữu cách.
⑨ Tiếng Phần Lan
- Chữ viết: Tiếng Latin với bảng chữ cái Phần Lan
- Ngôn ngữ chính thức: Phần Lan và Thụy Điển
- Số người nói: +5 triệu
Tiếng Phần Lan được xếp vào danh sách ngôn ngữ khó xếp hàng thứ 6 trên thế giới, được nói bởi hơn năm triệu người, đa số sống tại Phần Lan. Cũng có những cộng đồng thiểu số nói tiếng Phần Lan tại Thụy Điển, Na Uy, Nga, Estonia, Brasil, Canada, và Hoa Kỳ. Đây là một thành viên của ngữ tộc Finn và có hình thái kết hợp giữa ngôn ngữ biến tố và ngôn ngữ chắp dính.
Tiếng Phần Lan được nhận xét là có cấu trúc khá kì lạ và độc đáo. Khi dịch thuật ngôn ngữ này, bạn có thể nhận thấy xuất hiện khá nhiều nguyên âm hơn phụ âm. Sự khó khăn của ngôn ngữ này ở chỗ người dịch phải biết cách làm thế nào để làm chủ được cách phát âm. Bên cạnh đó, thống ngữ pháp và cấu trúc của tiếng Phần Lan thường khá linh hoạt, không có những nguyên tắc cụ thể và có thể sẽ khiến những người chưa có kinh nghiệm Tiếng Phần Lan hoang mang. Tuy nhiên, ngôn ngữ này vẫn được đánh giá là có tính thú vị khá cao.
⑩ Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Chữ viết: Latin
- Ngôn ngữ chính thức: Thổ Nhĩ Kỳ
- Số người nói: 70 triệu
Ngôn ngữ này được sử dụng bởi 85% người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khoảng 73 triệu người sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và có một số lượng nhỏ hơn sống tại Síp, Bulgaria, Hy Lạp và những nơi khác tại Đông Âu. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới. Trải qua nhiều lần cải cách ngôn ngữ, bỏ đi các từ vay mượn từ tiếng Ba Tư và tiếng Ả Rập để thay vào bằng các từ có nguồn gốc thuần Thổ cùng các biến thể bản địa. Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ được công nhận là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới bởi sự hài hòa nguyên âm và chắp dính. Ngoài ra, ngôn ngữ này còn được gọi là SOV language tức có trật tự theo dạng “Chủ – Thụ – Động”.
Ngôn ngữ được đánh giá khó nhất thế giới do điều gì?
Khi bạn tìm kiếm danh sách những ngôn ngữ khó nhất thế giới, chắc hẳn bạn sẽ có được những kết quả khác nhau. Nguyên nhân là bởi sự đánh giá độ khó của mỗi ngôn ngữ tùy thuộc vào nhìn nhận của mỗi người. Có thể ngôn ngữ này khó học với người nước này nhưng lại dễ học với người đến từ quốc gia khác.
Ví dụ: Người Trung Quốc sẽ thấy tiếng Nhật đơn giản về mặt chữ viết do có nét tương đồng về bộ chữ nhưng người Việt Nam sử dụng hệ chữ latinh lại thấy chữ viết tiếng Nhật hoàn toàn mới mẻ và khó nhớ.
Bên cạnh đó, cách phát âm, ngữ pháp, cấu trúc câu, cách dùng trong từng tình huống của mỗi ngôn ngữ có khó hay không cũng phụ thuộc vào sự nhìn nhận và mức độ tiếp thu của mỗi người.
Ví dụ: người A thấy từ vựng trong tiếng Thái khó học nhưng ngữ pháp và phát âm lại đơn giản trong khi người B lại có đánh giá hoàn toàn ngược lại. Vì vậy sẽ không có một quy chuẩn chung nào để xếp hạng độ khó của các ngôn ngữ.
Ngôn ngữ khó nhất thế giới có khó dịch thuật không?
Mỗi ngôn ngữ có điểm khó và dễ riêng và chúng không thể đánh giá việc dịch thuật dễ hay khó dựa vào chỉ một hoặc hai đặc điểm nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, dịch thuật là cả một quá trình phức tạp, không chỉ đòi hỏi sự chuyển đổi chính xác trong câu từ, ngữ nghĩa mà còn đòi hỏi sự am hiểu văn hóa của người dịch để sản phẩm cho ra dễ hiểu, dễ đọc và gần gũi với người bản địa.
Đặc biệt, những ngôn ngữ có bảng chữ cái tượng hình như tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Ả Rập,… có thể gây khó khăn trong việc định dạng văn bản sao cho giống với văn bản gốc. Bên cạnh đó, người dịch cần cô đọng câu từ để sắp xếp chuẩn, đặc biệt với dịch vụ dịch chế bản điện tử DTP. Vì vậy, việc dịch những thứ tiếng đặc thù này đòi hỏi người dịch có sự am hiểu chuyên sâu về ngôn ngữ để đảm bảo sự chính xác trong nội dung.
Trên đây là top 10+ ngôn ngữ khó nhất thế giới theo đánh giá của Tomato Media. Để dịch thuật các tài liệu, sách báo, hồ sơ, giấy tờ có sử dụng những thứ tiếng trên quả thực không phải điều đơn giản. Bạn cần là một chuyên gia ngôn ngữ cũng như có kỹ năng biên dịch tốt để thực hiện. Vì vậy, nếu có nhu cầu dịch thuật, bạn nên nhờ đến những dịch thuật viên chuyên nghiệp để có được bản dịch tốt nhất.
Tomato dịch thuật, phiên dịch các ngôn ngữ khó nhất thế giới
Tại Tomato chúng tôi dịch thuật tài liệu, dịch thuật công chứng, phiên dịch (thông dịch), dịch media, bản địa hoá đa ngôn ngữ, trong đó có các ngôn ngữ khó nhất thế giới.
Các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ chính tại Tomato có thể kể đến là:
Dịch vụ phiên dịch
Dịch vụ biên dịch
Dịch vụ bản địa hóa
Dịch thuật media
Nếu bạn cần 1 trong các dịch vụ trên của chúng tôi với tuỳ chọn ngôn ngữ thích hợp, hãy liên hệ ngay với Tomato Media:
Những câu hỏi thường gặp về ngôn ngữ khó nhất thế giới
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về ngôn ngữ khó nhất thế giới mà chúng tôi tổng hợp:
Top 20 ngôn ngữ khó học nhất thế giới là gì?
Sẽ rất khó để lập danh sách những ngôn ngữ khó học nhất thế giới vì đối với mỗi người, tiêu chuẩn quyết định độ khó sẽ khác nhau phụ thuộc vào những yếu tố như: chữ viết, cấu trúc ngữ pháp, số lượng từ vựng,… Tuy nhiên có một số ngôn ngữ có độ phức tạp cực kỳ cao ở mọi khía cạnh kể trên và được đa số mọi người công nhận là những ngôn ngữ khó học nhất thế giới:
- Tiếng Trung Quốc
- Tiếng Ả Rập
- Tiếng Hàn
- Tiếng Nhật
- Tiếng Thái
- Tiếng Hindi
- Tiếng Hy Lạp
- Tiếng Ba Tư
- Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
- Tiếng Albania
- Tiếng Serbia
- Tiếng Bulgaria
- Tiếng Hungary
- Tiếng Séc
- Tiếng Phần Lan
- Tiếng Iceland
- Tiếng Ba Lan
- Tiếng Navajo
- Tiếng Việt
Top 5 ngôn ngữ khó học nhất thế giới là gì?
Trong số 20 ngôn ngữ kể trên, sau đây là top 5 ngôn ngữ có ngữ pháp phức tạp nhất và từ vựng nhiều Nhất:
- Tiếng Trung
- Tiếng Hindi
- Tiếng Nhật
- Tiếng Ả Rập
- Tiếng Hàn
Ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt là ngôn ngữ nào?
Đối với người Việt – dân tộc sử dụng hệ chữ Latin thì những ngôn ngữ tượng hình cũng như những ngôn ngữ có bảng chữ cái khá trừu tượng sẽ là nỗi ám ảnh với những người mong muốn học tập một ngôn ngữ mới.
- Tiếng Trung Quốc
- Tiếng Ả Rập
- Tiếng Nhật
- Tiếng Thái
- Tiếng Hungary
- …
Tiếng Việt khó thứ mấy trên thế giới?
Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ có độ khó cao trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tiếng Việt đứng thứ 6 trong top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới và làm cho nhiều người học tiếng Việt gặp phải khá nhiều khó khăn vì hệ thống từ vựng phong phú và ngữ pháp biến hóa linh hoạt.
Tiếng Việt sử dụng hệ chữ latin và có bảng chữ cái không quá phức tạp, tuy nhiên, với số lượng từ vựng khổng lồ bao gồm từ thuần Việt và từ mượn cũng như ngữ pháp phức tạp và thay đổi linh hoạt thì tiếng Việt vẫn được xem là một trong những ngôn ngữ khó học.
Tiếng Pháp khó thứ mấy trên thế giới?
Tiếng Pháp thuộc nhóm ngôn ngữ dễ học trên thế giới và người học chỉ cần mất 23 đến 24 tuần học để đạt mức độ thành thạo.
Ngôn ngữ nào giống tiếng Việt nhất?
Tiếng Trung được đánh giá là ngôn ngữ giống với tiếng Việt nhất. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình giao thoa, tiếng Việt đã mượn nhiều từ vựng của tiếng Trung để làm giàu cho ngôn ngữ của mình.
Hy vọng những chia sẻ về các ngôn ngữ khó nhất thế giới hữu ích với bạn.